Giết mổ heo trên sàn gạch mất vệ sinh - Ảnh: Q.Duẩn
Tại hội nghị trực tuyến về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản diễn ra sáng qua 4/4, ông Tiệp cho biết kết quả giám sát của Bộ NN-PTNT cho thấy, có 1,5% mẫu thủy sản nuôi chứa tồn dư hóa chất kháng sinh vượt giới hạn cho phép và 5,3 mẫu thủy sản sau thu hoạch chứa hóa chất bảo quản, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Qua giám sát, cơ quan hữu trách các địa phương phát hiện 0,5% mẫu thủy sản nhiễm kim loại nặng và histamine, 5% chứa hóa chất và kháng sinh cấm, khoảng 6,7% nhiễm vi sinh vật.
"Có tình trạng hàng nhập khẩu bị tráo đổi, làm mất an toàn hoặc bị bơm thêm
thuốc bảo quản nên chúng ta phải tổ chức hệ thống kiểm soát và tiến hành
kiểm soát gắt gao đường đi của các lô hàng, từ biên giới vào nội địa và bày bán trên thị trường"
Ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT
Ô nhiễm vi sinh vật đối với thịt heo, thịt gà tại cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh thịt cũng đang là điểm nóng về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) khi có tới 10% mẫu thịt heo nhiễm Salmonella và 38,7% số mẫu thịt gà nhiễm E.coli vượt quá giới hạn cho phép. Cơ quan “gác cổng” về ATVSTP của các địa phương cũng đã phát hiện 26% mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật, 4,9% nhiễm chất cấm trong chăn nuôi như Salbutamol và Chloramphenicol. Hiện có tới 63% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đang bị xếp hạng C (vi phạm nghiêm trọng về ATVSTP - PV). Điều này đồng nghĩa với việc, hằng ngày đang có hàng ngàn tấn thịt không đảm bảo ATVSTP tràn ra thị trường, hiện diện trên mâm cơm của các gia đình.
Nho, mận, lựu... đều không an toàn
Tại cuộc họp, ông Tiệp thừa nhận việc triển khai kiểm tra thực phẩm nông lâm sản nhập khẩu, kiểm soát nội tạng nhập khẩu, hàng nhập lậu gà thải loại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là với hàng hóa nhập theo diện tiểu ngạch.
Đại diện Cục Quản lý thị trường cũng nói rằng, hiện cơ quan quản lý đang rất khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc để xử lý sự cố đối với
Nguy cơ cúm H7N9 xâm nhập và bùng phát Chiều 4/4, Bộ Y tế đã họp khẩn cấp về việc phòng chống dịch cúm A H7N9. Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng lo ngại cúm H7N9 khi xâm nhập sẽ bùng phát thành dịch lớn. H7N9 có nguồn lây chưa rõ ràng, chưa lây từ người sang người nhưng đặc điểm chung là có biến đổi, dễ kết hợp với các chủng vi rút khác thành chủng mới. Hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu với vi rút này. Tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã bắt đầu triển khai giám sát đo thân nhiệt từ xa để kịp thời phát hiện các ca nghi ngờ. Ngoài ra, các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường thủy cũng đã được tăng cường kiểm dịch y tế. Hiện tại xét nghiệm xác định cúm A H7N9 có thể thực hiện tại Viện Vệ sinh dịch tế TƯ. Theo Reuters ngày 4/4, Nhật Bản và Hồng Kông đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa cúm gia cầm H7N9 sau khi đã có 4 người tử vong ở miền đông Trung Quốc. Tại các phi trường Nhật, khách đến từ Trung Quốc được khuyến cáo nhanh chóng kiểm tra y tế nếu nghi ngờ nhiễm cúm. Giới chức Hồng Kông bắt đầu tiến hành giám sát các trại gia cầm, chủng ngừa và đình chỉ nhập gia cầm từ đại lục. Tân Hoa xã dẫn lời nhà chức trách cho biết đang theo dõi tình hình trên cả nước. Đến nay, ngoài 4 trường hợp tử vong, còn 7 bệnh nhân đang được điều trị tại Hàng Châu và Nam Kinh. |
trường hợp rau, củ, quả nhập khẩu từ Trung Quốc bày bán tại thị trường nội địa chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát còn lo ngại thêm tình trạng các lô hàng nhập khẩu bị làm cho mất ATVSTP sau khi đã vào nội địa. “Có tình trạng hàng nhập khẩu bị tráo đổi, làm mất an toàn hoặc bị bơm thêm thuốc bảo quản nên chúng ta phải tổ chức hệ thống kiểm soát và tiến hành kiểm soát gắt gao đường đi của các lô hàng, từ biên giới vào nội địa và bày bán trên thị trường”, ông Phát nói.
Trong khi đó, Cục Bảo vệ thực vật cho biết đã phát hiện các mẫu nho, mận, lựu và khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng hóa chất vượt mức dư lượng tối đa cho phép theo quy định của VN từ 1,5 - 5 lần. Đây là các hoạt chất có tác dụng trừ nấm, trừ bệnh cho cây trồng, dư lượng của chúng trong rau, củ, quả gây nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, chức năng của các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận… Các chất này, theo thức ăn vào cơ thể con người, tích lũy đến một ngưỡng nào đó sẽ khiến các chứng bệnh về tim, gan, thận, hệ thần kinh bộc phát.
Mới đây, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cảnh báo: “Nguy cơ vi rút này xâm nhiễm vào nước ta qua việc nhập lậu gia cầm là rất lớn khi mà những ngày vừa qua, các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đã bắt giữ 1,3 tấn gà thải loại và 18.000 con gà giống nhập lậu từ Trung Quốc”.
Lập bảng cảnh báo thực phẩm bẩn
Trên thực tế, liên tiếp nhiều vụ bắt giữ các lô thịt heo mắc bệnh tai xanh trong lò giết mổ lậu, vận chuyển thịt thối và gà lậu… tại Hà Nội và TP.HCM trong thời gian qua và gần đây nhất là vụ 1,2 tấn thịt heo bẩn “vượt mặt” 7 trạm kiểm dịch của một loạt các tỉnh thành miền Trung để “có mặt” tại TP.HCM đang khiến người dân canh cánh nỗi lo thịt heo bệnh lên bàn ăn và chui vào cơ sở chế biến thực phẩm.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, những nỗ lực của các bộ ngành và địa phương trong lĩnh vực ATVSTP thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhấn mạnh việc tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATVSTP là nhiệm vụ trọng tâm số một của Bộ và toàn ngành trong những năm tới, Bộ trưởng Phát cho biết trước mắt cần phải nỗ lực để đạt được mục tiêu giảm 10% số vụ vi phạm về ATVSTP và 10% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm xếp loại C.
“Trên cơ sở đánh giá nguy cơ, chúng ta phân loại và lập bảng cảnh báo với các màu chỉ dẫn như xanh, vàng, đỏ. Các sản phẩm được đưa vào nhóm màu xanh là an toàn, vàng là có vấn đề ở mức độ nhẹ và đỏ là mất ATVSTP nghiêm trọng. Các bảng này được cập nhật và phổ biến rộng rãi tới các địa phương để tổ chức giám sát, khắc phục và xử lý kịp thời, thông tin đầy đủ để người tiêu dùng biết và lựa chọn”, ông Phát nói.
Theo ông Phát, đối với các cá nhân và cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh vật tư nông nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATVSTP sẽ bị kiểm tra với tần suất cao hơn, nếu không có chuyển biến cơ quan chức năng sẽ thu hồi giấy phép, thậm chí có thể xử lý hình sự.
Mầm bệnh, độc tố trong thực phẩm nhập lậu Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết ngộ độc thực phẩm tập thể, ngộ độc hàng loạt dễ xảy ra vào mùa nắng nóng vì đó là thời điểm vi khuẩn, vi sinh phát triển mạnh. Ngoài ra, thói quen ăn các món ăn tái, sống có nguy cơ gây nên các vụ dịch lớn như tả. Miền Bắc đã từng xảy ra vụ dịch tả lan rộng tại nhiều tỉnh thành. Việc truy tìm nguồn gốc mầm bệnh đã xác định nguyên nhân do vi khuẩn tả có trong vật nuôi được nhập về từ nước ngoài. Ông Trung lưu ý, các gia cầm nhập lậu đã bị phát hiện có chất cấm tồn dư gây ung thư, gây ứ phù nước trong tế bào, rất nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Ngoài ra, loại thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể chứa các phụ gia, phẩm màu độc hại, phẩm màu công nghiệp gây ngộ độc cấp tính hoặc nếu lâu dài có thể là ngộ độc trường diễn. Các chất này gây hại gan, thận, hệ tiêu hóa, gây ung thư hoặc tổn hại lên hệ thần kinh. |
Theo Thanh Niên