Thích xoa bóp, sợ gió lạnh... mắc bệnh gì?

17/09/2017 - 08:50

PNO - Theo y học cổ truyền, những bệnh nhân này bị khí suy. Người bệnh sợ gió lạnh, không thích quạt gió hay máy lạnh, nhưng lại thích ấm nóng, thích xoa bóp.

Thich xoa bop, so gio lanh... mac benh gi?
 

Khi thời tiết thay đổi bất thường, người khỏe mạnh không thấy đau nhức xương khớp; nhưng người bệnh mạn tính, người bị ốm vừa khỏi bệnh, người bị stress, làm việc vất vã trong môi trường ẩm ướt lâu ngày mà dinh dưỡng và nghỉ ngơi không hợp lý... dễ bị đau nhức xương khớp.
 

Theo y học cổ truyền, những bệnh nhân này bị khí suy, với biểu hiện: đau nhức cổ, vai - gáy, thắt lưng, các khớp lớn nhỏ ở tay chân.


Người bệnh còn kèm theo cảm giác tê bì, nặng mỏi, sợ gió lạnh, không thích quạt gió hay máy lạnh, lại thích ấm nóng, thích xoa bóp (đối với người bệnh thuộc hư chứng – là bệnh lâu ngày tái phát nhiều lần), một số người bệnh khi xoa bóp thấy đau hơn ( người bệnh thuộc thực chứng – là bệnh cấp tính xảy ra gần đây).

Hiện nay, việc chữa bệnh về xương khớp theo y học hiện đại có những tiến bộ vượt bậc giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe; tuy nhiên, có những tác dụng phụ do thuốc gây ra làm người bệnh khó chịu phải bỏ dỡ việc điều trị như: đau dạ dày hay toàn thân bị giữ nước do thuốc có Steroides...

Thich xoa bop, so gio lanh... mac benh gi?
 

Vì vậy, người bệnh chuyển sang tìm những dược liệu thân thiện với môi trường, ít tác dụng phụ hơn và cũng làm dịu bớt cơn đau.

Khi chữa bệnh bằng y học cổ truyền có những phương pháp từ không dùng thuốc (như: điện châm, cấy chỉ, laser chiếu ngoài, vật lý trị liệu…) đến dùng thuốc (thành phẩm và thuốc thang).

Tùy trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và tìm ra giải pháp phù hợp với bệnh tật hiện tại. Với bệnh xương khớp phần trên cơ thể như vùng cổ – vai – gáy và tay chân thì dùng các vị thuốc: Khương hoạt, quế chi, phòng phong, khương hoàng, mạn kinh tử, đương quy, hoàng kỳ, xuyên khung, chỉ thực…

Với đau xương khớp phần dưới từ thắt lưng xuống chân dùng các vị thuốc: Độc hoạt, tần giao tề tân, phòng phong, quế chi, đỗ trọng, ngưu tất, tang ký sanh, thiên niên kiện, hy thiêm, ngũ gia bì, thương truật, xuyên khung, tục đoạn, thục địa, đương quy, bạch thược, dảng sâm, bạch phục linh, cam  thảo…gia thêm hồng hoa, đào nhân, đan sâm…

Thich xoa bop, so gio lanh... mac benh gi?
 

Cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Nguyên tắc thông thường trong phối hợp điều trị gồm: “ 1 phương pháp không dùng thuốc + 1 phương pháp vật lý trị liệu + 1 phương pháp dùng thuốc ” cụ thề là “ điện châm hoặc cấy chỉ + sóng ngắn hoặc xoa bóp bấm huyệt + thuốc thành phẩm hoặc thuốc thang”.

Thời gian chữa trị tùy thuộc vào đáp ứng của từng người, có thể 1–2 tháng hoặc kéo dài hơn. Thuốc y học cổ truyền điều trị giảm đau chậm hơn thuốc y học hiện đại nhưng thuốc ngấm dần hiệu quả sẽ tốt hơn, ít tái phát hơn.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Hà Tường Phong
khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI