Thị trường nhạc số: Lại “nóng” chuyện cạnh tranh

23/11/2013 - 15:34

PNO - PN - 22/11, một liên minh âm nhạc Việt Nam gồm tám đơn vị liên kết đã công bố thành lập. Tuy nhiên, một ngày trước đó, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đã gửi công văn đến Thanh tra Bộ VH-TT-DL, Thanh tra Bộ TT-TT và Cục...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thi truong nhac so: Lai “nong” chuyen canh tranh
Công văn khiếu nại của RIAV

Trong công văn, RIAV cho biết, kể từ tháng 7/2013, hợp đồng về sử dụng các ca khúc thuộc sở hữu của RIAV với các đơn vị này đã chấm dứt, và dù RIAV rất thiện chí để hai bên có một hợp đồng mới nhưng không nhận được sự nhiệt tình tái ký từ đối tác. Chính vì thế, RIAV đã yêu cầu ba đơn vị trên rút toàn bộ các ca khúc của RIAV khỏi các website nhạc trực tuyến do ba đơn vị trên sở hữu (nhaccuatui.com, nhacso.net, nhacvui.vn), nhưng sau gần bốn tháng, các đơn vị này vẫn tiếp tục sử dụng kho nhạc của RIAV, không thực hiện yêu cầu trên. RIAV đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nội dung vi phạm bản quyền của ba đơn vị trên.

Thi truong nhac so: Lai “nong” chuyen canh tranh
Nhạc số đã trở thành một thói quen thưởng thức âm nhạc của người dân

Chiều 21/11, các đơn vị bị "tố" cũng đã nhận được văn bản của RIAV, nhưng cho biết thực tế hoàn toàn không như những gì được ghi trong kiến nghị. Theo ông Hoàng Tuấn - đại diện 24h, hợp đồng giữa đơn vị này và RIAV thực chất kết thúc vào tháng 3/2013. Từ thời điểm này, do quan hệ hợp tác giữa RIAV và MV Corp - đơn vị sở hữu tác quyền độc quyền kho nhạc của RIAV - bị gãy đổ vào tháng 7/2013, nên việc ký kết tiếp theo không thể thực hiện được. Dù vậy, 24h vẫn trả tiền bản quyền cho RIAV từ 3/2013 - 7/2013. Chuyện chỉ bắt đầu rắc rối khi RIAV tìm đối tác mới là VNG - đơn vị đang sở hữu website nhạc trực tuyến chiếm thị phần cao nhất Việt Nam hiện nay là ZingMp3. “Sau khi độc quyền kho nhạc của RIAV, VNG đã đưa ra cho các website khác như nhacvui, nhaccuatui… một mức giá quá cao so với hợp đồng cũ, có đơn vị bị tăng đến 50%. Vì thế, việc đàm phán cứ nhùng nhằng, sau ba tháng thì đi đến quyết định cuối cùng là không hợp tác. Từ đầu tháng 11/2013, nhacvui đã cho gỡ toàn bộ các ca khúc của RIAV, chấp nhận trả tiền tác quyền từ tháng 7/2013 đến 10/2013”, ông Hoàng Tuấn cho biết. Cũng theo ông Hoàng Tuấn, hiện các đơn vị như 24h, NCT… đều đã ký hợp đồng với các đơn vị quốc tế như Sony Music, Universal Music, Trung tâm Thúy Nga ở hải ngoại… với những khoản tiền không nhỏ, nên bảo các đơn vị này “quỵt” số tiền tác quyền vốn rất ít ỏi của RIAV là chuyện nực cười. Cùng quan điểm này, nhaccuatui cũng cho biết đã gỡ các ca khúc của RIAV khỏi website cách đây một, hai tháng. “Nếu còn sót ca khúc nào, chúng tôi sẽ gỡ và sẵn sàng trả tiền ca khúc đó cho khoảng thời gian vừa qua”, đại diện của nhaccuatui cho biết.

Không hề ngẫu nhiên khi đơn kiến nghị của RIAV xuất hiện trước thời điểm công bố liên minh âm nhạc Việt Nam một ngày. Có thể thấy, bản chất của sự việc dường như liên quan đến việc cạnh tranh trên lĩnh vực nhạc số hơn là vấn đề vi phạm tác quyền. Với tám đơn vị gồm truyền hình, website nhạc trực tuyến, nhà cung cấp nội dung số, liên minh này dự kiến sẽ thực hiện nhiều dự án phi lợi nhuận dành cho ca sĩ, trong đó có hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ truyền thông… Dù không đứng đầu như ZingMp3, nhưng nhaccuatui và nhacvui cũng là hai website đứng thứ hai và thứ ba về thị phần nhạc trực tuyến hiện nay, cộng với YanTV - kênh truyền hình giải trí đứng đầu hiện nay ở phân khúc khán giả trẻ, liên minh này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng, thậm chí “đe dọa” đến các “ông lớn” khác hiện đang làm mưa làm gió trên thị trường nhạc số.

 Võ Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI