Chuyện người bỏ phố về quê:

Theo chồng bỏ phố về rừng

07/11/2020 - 05:49

PNO - Một anh cán bộ bàn giấy ngành đường sắt và một thiếu phụ xinh đẹp, mảnh mai, yếu đuối - làm sao trụ được nơi rừng rú đầy muỗi và bọ cạp? Nhưng rồi tất cả đều ổn.

Trong khu vườn rộng gần ba héc-ta có một ngôi nhà ngói nhỏ và thấp, thiết kế theo kiểu những năm đầu thập niên 1980. Ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa bóng cây xanh. Chiều tĩnh lặng với tiếng đàn ghi-ta bập bùng, hòa lẫn tiếng ru trẻ thơ dịu ngọt. Bà Năm Thanh đặt đứa cháu ngoại đang say giấc lên võng, hối ông Năm cất đàn, để kịp lùa bò vô chuồng kẻo trời tối.

Đó là một trong những buổi chiều yên ả, khi bà đã chuẩn bị mọi thứ cho bữa cơm chiều, và đàn bò của ông đã no cỏ đủng đỉnh dạo quanh vườn.

Trời thương nên ông già 86 tuổi vẫn vững chãi bên bà
Trời thương nên ông già 86 tuổi vẫn vững chãi bên bà

40 năm trước, dân làng Cát Lâm thấy ông Năm Thanh dắt một chiếc xe đạp chở một thùng gỗ đựng đồ dùng trở về quê, đằng sau líu ríu bước chân một phụ nữ thị thành xinh đẹp. Đó là cô vợ trẻ của ông, cưới năm 1980.

Từ giã căn nhà ở đường Lê Hồng Phong thành phố Quy Nhơn, họ dắt nhau về rừng núi Cát Lâm, tỉnh Bình Định, với ước mơ tạo dựng một cuộc đời mới. Người phụ nữ góa bụa mới 26 tuổi, dám đặt niềm tin yêu vào người đàn ông lớn hơn mình 20 tuổi.

Hồi đó, nhìn dáng vẻ hai người, dân làng đều lắc đầu ngao ngán. Một anh cán bộ bàn giấy ngành đường sắt và một thiếu phụ xinh đẹp, mảnh mai, yếu đuối - làm sao trụ được ở nơi rừng rú đầy muỗi và bọ cạp này?

Nhưng tất cả tạm ổn. Dân làng xúm lại chặt tre, cắt tranh dựng cho đôi vợ chồng mới một căn nhà nhỏ. Cô vợ trẻ bắt đầu dọn dẹp tổ ấm, úm mấy con gà nuôi làm giống. Anh chồng già xoa hai bàn tay, trần thân đốn cây, dọn cỏ, san đất, chuẩn bị cho những vụ đậu, khoai mì, khoai lang đầu tiên.

Cuộc sống những năm cuối thời kỳ bao cấp đầy khó khăn thiếu thốn. Họ sống bằng mấy chục đồng lương hưu ít ỏi, 13 ký gạo màu và tem phiếu lương thực của ông Năm Thanh. Tuy có vẻ đầy đủ hơn những gia đình nông dân trong làng, nhưng cuộc sống sinh hoạt thì họ phải ráng thích nghi, nhất là cô vợ từ lâu đã quen nếp sống thị thành.

Nơi rừng núi không điện, nước, không nhà vệ sinh thật nhiều bất tiện. Không muốn người vợ trẻ phải ra tắm giặt nơi giếng công cộng, chiều nào ông Năm cũng kẽo kẹt gánh nước từ giếng về cho vợ dùng. "Chắc không trụ nổi ba tháng đâu!" - đã có người chép miệng nhận xét như vậy.

Sau ba năm sinh liên tiếp hai cô con gái, kinh tế gia đình càng thiếu thốn hơn. Trong khi chờ thu hoạch khoai, mì, từ sáng sớm đến chiều tối, ông Năm vào rừng kiếm rễ trầu, cây giang đem về sơ chế, rồi đạp xe xuống chợ huyện cách đó 25 cây số để bán lấy tiền mua thêm gạo mắm nuôi vợ con.

Người vợ trẻ cũng dần thích nghi với điều kiện sống, trở thành cô thôn nữ giỏi trồng rau, nuôi gà, heo, nội trợ. Thửa đất hơn ba héc-ta, ông Năm từng đào gốc, bốc trà, tháo gỡ đạn pháo, mìn... nay đã trở thành một trang trại rộng lớn, quy mô, có chuồng trại nuôi bò, heo, gà và trồng cây trái.

Hai vợ chồng đã vượt qua cả những khó khăn thường nhật cùng bao đàm tiếu. Họ hàng bên nội chê trách ông Năm "rước nợ về nhà". Gia đình bên ngoại thì mắng bà Năm dại dột, đang ăn trắng mặc trơn lại chui đầu vào nơi khổ sở. Nhưng tình yêu đã chiến thắng tất cả. Gia đình nhỏ bốn người của họ giữa bộn bề vất vả, lại ngày càng gắn bó keo sơn.

Gian khổ khó khăn cũng qua dần. Hai cô con gái đều đã học xong đại học, cao đẳng, có nghề nghiệp ổn định, có gia đình riêng. Từ ba năm nay, cô con gái lớn mang chồng con về ở chung với ông bà ngoại, nên không khí gia đình có phần vui hơn.

Buổi sáng, bà Năm lo pha trà, cùng chồng bắt đầu một ngày bận bịu nhưng thanh bình
Buổi sáng, bà Năm lo pha trà, cùng chồng bắt đầu một ngày bận bịu nhưng thanh bình

Hằng ngày, ông Năm vừa chăn thả đàn bò, vừa tranh thủ trồng trọt. Tuổi 86 nhưng ông ít bệnh tật, đau ốm, có thể đội mưa nắng suốt ngày ngoài vườn. Bà Năm tuy bước vào tuổi 66 nhưng dáng vẻ còn nhanh nhẹn, gọn gàng, có thể làm đủ thứ việc của đàn ông như sửa điện, chạy bơm nước, chăm bầy heo rừng....

Lúc rảnh rỗi, bà còn phụ chăm sóc cháu ngoại cho con gái yên tâm làm việc. Vui nhất vẫn là những buổi trưa, buổi chiều, khi ông bà đều tạm ổn việc nhà, ông ngồi ôm đàn, bà dạy cháu múa. Hạnh phúc bừng lên từ những âm thanh rộn rã giữa trời chiều. 

Phương Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.