Theo chân đoàn phim 'Người trở về' ở làng cổ Đường Lâm

14/01/2015 - 05:29

PNO - PNO - Đoàn làm phim 'Người trở về' (ĐD Đặng Thái Huyền, Hãng phim Điện ảnh Quân đội) vừa có những cảnh quay đẹp, ấn tượng tại làng cổ Đường Lâm và bến nước gốc đa nghìn năm tuổi tại huyện Sơn Tây (Hà Nội).

Phóng viên Báo Phụ Nữ vừa có dịp hội ngộ với đoàn phim tại Sơn Tây, chia sẻ cùng độc giả những hình ảnh về dự án phim còn đang khá “kín tiếng” này.

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Làng cổ Đường Lâm với không gian cổ kính là một trong những bối cảnh quan trọng của phim

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Một trong những góc đẹp nhất của làng cổ được chọn cho bối cảnh mưa trong phim

Buổi chiều, người làng cổ chộn rộn hẳn lên vì làng có... đám cưới. Hàng trăm người tập trung quanh sân ngôi nhà cổ nhất làng dự đám cưới theo... chỉ đạo của nữ ĐD Đặng Thái Huyền. Đây là cảnh đám cưới của hai nhân vật thứ chính (do diễn viên Tiến Lộc và Thu Thủy đảm nhận). Cảnh quay tập trung nhiều diễn viên quần chúng, quay đi quay lại nên cả cô dâu chú rể đều phải và ekip thực hiện phải làm việc mệt nhoài.

"Đám cưới" xong, hạnh phúc đâu chưa thấy, chỉ biết Tiến Lộc - Thu Thủy phải tiếp tục với những cảnh quay đầy tâm trạng khi nhân vật của Tiến Lộc - người chiến sĩ trở về có lời hẹn ước nhưng phải cưới một người anh không yêu - đã từ chối đêm tân hôn ngọt ngào với vợ. Tiến Lộc bị Thu Thủy tức giận, "đấm bầm dập" vì chồng một mực đòi giữ gìn để vợ được tôn trọng cho lần gặp người sau.

ĐD Đặng Thái Huyền liên tục yêu cầu diễn viên phải tập trung diễn bằng mắt và đánh thật. Phân cảnh tâm trạng đỉnh điểm khiến cả đoàn phim đều im lặng tập trung cao độ. Đến khi ĐD gật đầu "ok", ai cũng thở phào...

Người trở về là bộ phim điện ảnh đề tài chiến tranh đầu tiên do nữ đạo diễn đảm nhận. Một trọng trách khá nặng đặt lên vai ĐD Đặng Thái Huyền, nhưng chị bảo đây chính là câu chuyện chị tâm huyết, đã ấp ủ gần sáu năm nay. Được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh, bộ phim là bi kịch của số phận con người sau hậu chiến. Dẫu vậy, phim cũng có rất nhiều đại cảnh chiến tranh (sẽ được quay tại Đồng Nai).

Đoàn làm phim vừa kết thúc bốn ngày đóng đô ghi hình tại làng cổ Đường Lâm, với những góc quay khá đẹp trong những ngôi nhà cổ. Không gian tường đá ong trầm tích trăm năm đặc trưng của làng quê Bắc Bộ đã mang đến những khung hình giàu cảm xúc. Trước đó, đoàn cũng đã ghi hình tại bối cảnh bến nước với gốc đa nghìn năm tuổi ở một ngôi làng thuộc địa phận Sơn Tây (Hà Nội). 

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Đoàn phim nghỉ ngơi ăn uống trong sân của bối cảnh đám cưới

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Một phân cảnh bên trong làng cổ

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Bối cảnh bến nước Sơn Tây cho những cảnh quay của hai diễn viên chính Trương Minh Quốc Thái và Lã Thanh Huyền

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

ĐD Đặng Thái Huyền từng ghi dấu ấn với nhiều phim truyện video: Vũ khúc ánh trăng, Mười ba bến nước, các phim truyền hình Ở rể, Góc khuất…

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Đình Mông Phụ - ngôi đình cổ nhất làng Đường Lâm

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Cổng làng

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Theo chan doan phim 'Nguoi tro ve' o lang co Duong Lam

Một số hình ảnh mang vẻ đẹp cổ kính của Đường Lâm

TIỂU QUYÊN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI