Thêm ngành 'hot' mới tuyển sinh của trường Nhân Văn

11/03/2016 - 21:25

PNO - Bộ môn cung cấp những kiến thức, kĩ năng nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý...

Tại các nước phát triển trên thế giới, từ lâu tôn giáo học đã là một ngành khoa học cơ bản được chú trọng nghiên cứu, giảng dạy. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngành học đầy hấp dẫn này còn là một ngành non trẻ so với các ngành khoa học cơ bản khác. Tại Việt Nam, thời gian gần đây, tôn giáo học là một ngành được chú trọng để phát triển với nhiều trung tâm, cơ sở nghiên cứu.

Là một chuyên ngành của khoa Triết học từ năm 1990 tới nay, bằng sự nỗ lực của Bộ môn Tôn giáo học, sự quan tâm của khoa Triết học và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, bộ môn đã hoàn thiện được hệ thống đào tạo gồm các bậc học: Đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ Ngành Tôn giáo học và chính thức trở thành một bộ môn trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Them nganh 'hot' moi tuyen sinh cua truong Nhan Van

Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN là cơ sở lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo nghiên cứu, giảng dạy và định hướng xã hội về Tôn giáo. Năm 2016 sẽ là năm đầu tiên tuyển sinh sinh viên với số lượng 50 sinh viên, theo hình thức Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sau khi học hết năm thứ nhất, SV có cơ hội học thêm một ngành thứ hai trong các ngành Báo chí, Đông phương học, Khoa học quản lý, Lịch sử, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quốc tế học, Văn học của Trường ĐHKHXH&NV hoặc ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ.

Bộ môn cung cấp những kiến thức, kĩ năng nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý hay làm việc trong các cơ quan hành chính của nhà nước, các viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở về tôn giáo, đặc biệt là báo chí truyền thông, du lịch, ngoại giao,...

Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có thể tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đây là cơ sở đào tạo uy tín về Tôn giáo học hai bậc này ở Việt Nam.

Xét về nhu cầu thực tại hiện nay của Việt Nam khi các tín đồ tôn giáo chiếm khoảng 1/4 dân số thì việc thành lập một bộ môn nghiên cứu về lĩnh vực này là thực sự cần thiết, phù hợp với sự phát triển của xã hội và định hướng của Đảng, Nhà nước.

Minh Hải

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI