Thêm một bàn tay ấm với người khuyết tật

07/10/2015 - 15:42

PNO - Ứng dụng Dowell - Thêm một bàn tay ấm với người khuyết tật.

Khi ra đời bàn phím máy tính QWERTY, không phải vô tình mà 2 phím F và J được thiết kế 2 gờ nhỏ. Điều này cũng tương tự với phím số 5 trên bàn phím điện thoại di động. Đó chính là những thiết kế hữu ý nhằm giúp người khiếm thị có thể định vị các phím, sử dụng máy tính và điện thoại di động thuận tiện hơn.

Bởi vậy, mỗi lần thấy những gờ nhỏ đó, chúng ta sẽ thấy một nỗ lực của cả xã hội dành cho những người không may mắn, tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận công nghệ - bình đẳng công nghệ.

Khi đời còn nhiều những bàn tay ấm

Việt Nam có khoảng 7,8% dân số (tương đương 6,1 triệu người) là người khuyết tật. Khi đối tượng khuyết tật không tìm được việc làm thì nhiều chủ doanh nghiệp sẵn sàng tạo việc làm cho họ, nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Bản thân những người không may mắn đều nỗ lực khắc phục nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống. Họ khát khao học tập, tiếp cận tri thức mới, công nghệ mới, khát khao được cống hiến cho xã hội. Trong cuộc sống, chúng ta gặp nhiều tấm gương sáng đạt thành tích tốt trong học tập, làm việc trong các công ty lớn, tự xây dựng cơ sở sản xuất...

Bên cạnh nỗ lực vươn lên của những người kém may mắn, sự quan tâm đến cộng đồng người khuyết tật cũng ngày càng được chú ý. Hình ảnh quen thuộc tại những trung tâm thương mại mới là những nhà vệ sinh riêng dành cho người phải sử dụng xe lăn. Tại nhiều chung cư mới được xây dựng cũng có đường bộ hoặc cầu thang dốc ngắn dành cho người khuyết tật sử dụng...

Chạm cánh cửa thông tin bằng công nghệ

Trong một thế giới phẳng, việc tiếp cận với thế giới thông tin sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho mọi người, kể cả những người khiếm khuyết. Chỉ riêng việc sử dụng được điện thoại sẽ giúp người khuyết tật có thêm cơ hội học tập, mở rộng tri thức hay tận hưởng cuộc sống như bất kỳ ai. Vì thế, những phát kiến bổ trợ người khuyết tật luôn được tìm tòi, phát minh, nhằm chuyên chở công nghệ đến gần hơn với những hoàn cảnh không may.

Cùng với sự phát triển công nghệ, đặc biệt là đối với điện thoại thông minh sử dụng màn hình cảm ứng, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật cũng phải phát triển song hành. Điển hình, nhiều công ty, các nhà sáng chế và tập đoàn trên thế giới đã dày công nghiên cứu để cho ra đời những ứng dụng mới hỗ trợ người khuyết tật vận động. Công ty Tobii Technology – Thụy Điển đã từng giới thiệu máy tính bảng chạy Windows 8 Pro cho phép người dùng sử dụng một bộ cảm biến và dùng các cử động của mắt để điều khiển máy tính.

Năm 2014, Hyun-sin Shin, một kỹ sư của Samsung cũng từng phát triển Eyecan+ từ Eyecan, một thiết bị theo dõi mắt lắp dưới máy tính, giúp những người bị bại liệt có thể sử dụng chuyển động của mắt hoặc nháy mắt để gõ phím, cắt dán, nhấp chuột, cuộn màn hình...

Them mot ban tay am voi nguoi khuyet tat
Hyun-sin Shin, kỹ sư từ Samsung, người phát triển Eyecan+ giúp người bại liệt có thể điều khiển thiết bị thông minh.

Mới đây, năm 2015, Samsung lại cho ra đời một ứng dụng cho phép người gặp vấn đề về vận động có thể sử dụng điện thoại di động màn hình cảm ứng dễ dàng. Ứng dụng này giúp người dùng có thể thao tác trên điện thoại thông minh mà không cần các động tác vuốt, ấn, giữ, kéo thả. Các thao tác sẽ được giản tiện chỉ với một cú nhấp (click) chuột.

Them mot ban tay am voi nguoi khuyet tat
Dowell là ứng dụng hỗ trợ người khuyết tật tay trong việc sử dụng điện thoại thông minh.

Người dùng chỉ cần cài đặt Dowell và kết nối với các thiết bị điều hành thông qua cáp nối USB. Ứng dụng này sẽ truyền tải các thông tin, khởi tạo một giao diện đặc biệt dành riêng cho người dùng trên màn hình điện thoại, khiến việc sử dụng điện thoại dễ dàng hơn. Người dùng chỉ cần di chuyển con chuột trên một diện tích rất nhỏ và nhấn chuột để thực hiện các lệnh vốn đòi hỏi nhiều thao tác trên màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh.

Trên thế giới, Dowell là ứng dụng đầu tiên và cũng là bước đi tiên phong hỗ trợ người khuyết tật sử dụng điện thoại thông minh dễ dàng hơn.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI