Thế nào là hạnh phúc?

23/02/2017 - 11:11

PNO - Đừng tưởng tuổi xế chiều là quay lưng, là đứng im với tình yêu. Cuộc hồi xuân là một ví dụ. Khi yêu, người trẻ bồng bột thế nào thì người già cũng thế, có khi hơn.

Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng ngẫm ngợi lại thấy rất khó trả lời. Bản thân hai chữ hạnh phúc đã vô vàn ý tứ, vừa rõ rệt lại vừa mơ hồ, khó nắm bắt, khó giải thích, hay nói đúng hơn, hạnh phúc chỉ là một cảm giác mà người hưởng thụ cảm giác ấy hiểu một cách đơn giản là mình đang vui vẻ, thỏa nguyện với những gì mình có.

Xét trên bình diện này thì hạnh phúc cũng chỉ có được trong một khoảng thời gian nhất định mà thôi. Chưa ai có thể đảm bảo rằng những gì đem lại hạnh phúc cho họ sẽ là vĩnh viễn. Nhiều khi, hạnh phúc ấy còn đi đôi với bất hạnh. Vì thế, chỉ nên suy nghĩ xem ta nên đối xử với thứ gọi là hạnh phúc ấy như thế nào: lạc quan, khách quan, hay bi quan?

The nao la hanh phuc?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một con người khi sinh ra trên đời đã gắn liền với cuộc sống cơm áo gạo tiền của cha mẹ. Khi còn là đứa trẻ trong nôi, cảm giác vui sướng khi ôm bầu vú mẹ, hoặc chỉ được húp từng thìa cháo, là ngang bằng nhau. Hạnh phúc của đứa trẻ con là được no đủ, được yêu chiều. Thứ hạnh phúc đơn giản này vẫn sẽ theo đuổi đứa trẻ ấy trong suốt cuộc đời, dù có biến thể qua nhiều hình thức khác.

Vì hạnh phúc của đứa trẻ đơn giản như thế nên những cảm xúc thèm khát, ganh tị, ghét bỏ… của chúng khi thấy mình ít được no đủ, yêu chiều bằng các bạn cùng trang lứa khác, cũng ít hơn. Có thể chỉ là cái nhìn, cái bĩu môi, cái ngoắt người bỏ đi chỗ khác. Thế nhưng, khi lớn hơn một chút, những cảm xúc thiếu thốn này có thể trở thành ẩn ức của đứa trẻ, nung nấu trong tâm hồn nó những ý niệm tự kỷ, khiến nó ghét bỏ luôn chính cha mẹ mình, oán trách mình vì sao lại không sinh ra trong một gia đình đầy đủ hơn? Ngay từ lúc ấy, đứa trẻ này đã mất đi niềm hạnh phúc nhỏ bé của mình rồi. May mà vẫn có số nhiều những đứa trẻ bằng lòng với cảm giác hạnh phúc của chúng, những đứa trẻ biết cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình, xem sự no đủ của đứa trẻ khác là động lực để vươn lên.

Đến tuổi thanh niên, xem ra câu chuyện hạnh phúc nhiều phức tạp hơn. Đầu tiên là công ăn việc làm. Cha mẹ nuôi ăn học bao nhiêu năm, đến giờ phải chứng tỏ. Tìm được một việc làm đúng sở học, đúng ý muốn cực kỳ khó khăn. Rất nhiều chàng trai, cô gái đã phải gật đầu với công việc ngược hẳn với bằng cấp của mình. Nhưng có còn hơn không. Vậy cũng hạnh phúc hơn rất nhiều bạn đồng lứa khác.

Có công việc rồi thì nghĩ đến chuyện yêu đương, lập gia đình. Có lẽ đây là thứ hạnh phúc mọi người đòi hỏi nhiều nhất, cho là quan trọng nhất. Yêu và lấy được người mình yêu là cảm giác vui sướng bềnh bồng không thể nào tả xiết. Cuộc hôn nhân, nhờ vậy cũng có thể xuôi chèo mát mái một chặng đường dài hơn những người khác. Vợ chồng êm ấm, thuận hòa, con cái ngoan ngoãn, công việc ổn định… là ước mơ của hầu hết mọi người. Như thế là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự trọn vẹn về nhiều mặt. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là khoảnh khắc. Nào ai biết ra sao ngày sau? Bởi công việc có thể mất, vợ hoặc chồng có thể thay đổi tình cảm, những phức tạp trong cuộc sống hôn nhân không phải dễ đối phó. Cảm giác vui vẻ, thỏa nguyện không còn. Mâu thuẫn nảy sinh. Thế là hạnh phúc bỏ đi và bất hạnh chiếm ngự.

Với những người mà cả công việc, chuyện yêu đương ngay khởi đầu đã nhiều khúc khuỷu, thứ cảm xúc vui vẻ, sung sướng hầu như càng hiếm hoi hơn. Đến nỗi, nhiều người chọn việc sống một mình, ở cùng cha mẹ để phụng dưỡng, hoặc làm mẹ đơn thân vì cảm thấy cuộc đời có quá nhiều bất trắc. Lựa chọn niềm vui, lựa chọn thái độ lạc quan khi cư xử với những khó khăn, trắc trở của mình, bằng lòng với chút hạnh phúc do chính mình tạo dựng, hạnh phúc của họ đơn giản đến không còn gì đơn giản hơn - nghĩa là khi nào vui vẻ được thì cứ vui, khi nào gặp chuyện buồn thì cố gắng vượt qua, mà vượt qua được có nghĩa là vui rồi.

Xét trên tổng thể, cảm giác hạnh phúc của lứa tuổi thanh niên luôn đi đôi với tình yêu và tiền bạc. Nói đúng hơn, hạnh phúc và bất hạnh luôn là cặp bài trùng, vừa xung khắc, vừa bổ trợ cho nhau. Chẳng thế mà có người thất tình, bị phụ rẫy… đã hóa điên, đã chối bỏ quyền sống của mình, thậm chí còn quyết định quyền được sống của người phụ rẫy mình nữa. Tiền bạc thiếu thốn cũng gây ra cảnh chia lìa đôi lứa, tan rã tình thân, cha mẹ, anh em, họ hàng biến thành kẻ thù. Thê thảm hơn nữa là bước vào vòng lao lý vì những hành động phạm pháp bởi thiếu tiền.

Ở lứa tuổi xế chiều, khi tiền bạc và tình yêu đã bão hòa, cuộc cơm áo gạo tiền đã phần nào nhẹ gánh, tình yêu đã đi vào hướng bổn phận, trách nhiệm nhiều hơn, xem ra cảm giác hạnh phúc có phần đơn giản hơn chăng? Đầu tiên, tôi cũng nghĩ thế. Nhưng không phải.

The nao la hanh phuc?
 

Trung niên trở đi là lứa tuổi phải gánh vác sự thoái hóa về nhiều mặt. Đầu tiên là sức khỏe. Các bệnh về xương khớp, tim mạch, huyết áp… luôn ngăn cản mọi hoạt động cần đến thể lực. Ngay cả những ai chăm chỉ luyện tập thể thao, những bệnh của tuổi già cũng chẳng chừa. Vì thế, với những ai tâm hồn còn phơi phới chưa chịu mình già, còn nhiều ham muốn… sức khỏe yếu luôn đem lại cảm giác thất vọng và buồn bực.

Bây giờ chính là lúc bổ sung các loại thuốc men, thức ăn dinh dưỡng để phần nào kéo lại tuổi xuân, hoặc giữ tuổi xuân đứng yên một chỗ, là điều cần thiết. Ở đây, lại nảy sinh mâu thuẫn. Rằng một số nhà khoa học bảo nên ăn uống thanh đạm, hít thở dưỡng sinh nếu muốn sống khỏe, sống lâu; một số nhà khoa học khác lại chỉ ra nên ăn sâm nọ, uống cao kia để bổ sung cho các vitamin thoái hóa. Vậy ta phải nghe ai bây giờ? Cảm giác băn khoăn lựa chọn rồi than vắn, thở dài trước tình trạng lưng đau, gối mỏi, mắt kém, dạ dày biểu tình, nay bác sĩ, mai bệnh viện khiến ta chẳng còn thấy gì là vui vẻ nữa.

Đừng tưởng tuổi xế chiều là quay lưng, là đứng im với tình yêu. Cuộc hồi xuân là một ví dụ. Khi yêu, người trẻ bồng bột thế nào thì người già cũng thế, có khi hơn. Những người từng trải qua cuộc bể dâu của tình yêu thời tuổi trẻ, lập gia đình rồi phát hiện rằng người hôn phối của mình không hợp, nhưng lại không thay đổi, không chấm dứt cuộc hôn phối đó vì nhiều lý do phức tạp, giờ đây gặp được một người thích hợp với mình, thế là bùng nổ tình yêu.

Trái tim thì muốn mà lý trí không cho phép, khổ lắm. Cái sự không cho phép đó khởi nguồn từ hai chữ “êm ấm” của cái gia đình từ xưa đến nay vốn dĩ không có sự tương hợp về tình cảm nhưng lại có quá nhiều bổn phận, trách nhiệm với lũ con và cả bà vợ hoặc ông chồng nay ốm, mai đau. Ngay cả những đôi đã nửa đường gãy gánh từ lâu, nay muốn rổ rá cạp lại cũng hiếm khi được cả gia đình, con cái ủng hộ. Vì lúc ấy, sự cản ngăn nằm ở vế gia tài và sĩ diện.

Vâng, đúng. Tiền bạc là một nguyên nhân khiến cảm giác hạnh phúc của người già trở thành bất hạnh. Người có nhiều tiền phải suy nghĩ đến việc chia gia tài cho các con trước khi chúng giục giã bằng nhiều cách. Chia công khai, để chúng không hoạnh họe nhau sau này; cũng công khai luôn số còn lại dành cho mình để được sống, được yêu trong những ngày cuối đời, hoặc dành cho “hậu sự”, khỏi vướng bận đến con cái. Đây chính là bản “di chúc” làm trong lúc sống mà khá nhiều người đã áp dụng và nhờ vậy, có được chút an yên ở cuối đời.

Ngược lại, những người già không có của để lại, hoặc cuộc mưu sinh vẫn phải tiếp tục hàng ngày, không kể gì tuổi tác, cảm giác hạnh phúc của họ đơn giản - hay bắt buộc đơn giản hơn: bằng lòng với số tiền kiếm được của mình vì nó còn có thể giúp được bản thân, giúp được con cái lúc nào hay lúc đó. Với những người này, sức khỏe là điều ưu tiên lo lắng, vì còn sức khỏe, còn làm việc được. Bệnh nằm xuống, khổ cả mình lẫn con cái vì hai chữ “tiền đâu?”.

Cảm giác cô độc, bị bỏ rơi triệt tiêu hẳn hai chữ hạnh phúc của người già. Cô độc, cô đơn trong một mái nhà mà con cái bận bịu vì công việc, vì những mối quan hệ mưu sinh, vì tình yêu, vì bạn bè… khiến người già sống như một chiếc bóng biết nói và biết cười - như cái máy. Nỗi buồn, sự tự kỷ luôn đè nặng tâm hồn của họ, nhất là khi họ phải “sống dựa” vào con cái, không có điều kiện tự lo cho mình. Đừng ai nói rằng “nuôi con mấy mươi năm cực nhọc, giờ đây con cái có bổn phận nuôi mình” nhé. Không người già nào có tư tưởng như thế, trừ những người quá cá biệt. Ta mang con ta vào đời không vì ý muốn của chúng, mà vì chính ta. Nên chỉ ta có bổn phận, trách nhiệm với chúng, đừng đòi hỏi chúng phải làm điều ngược lại. Vì vậy, khi ta không còn tự lo được mà phải cậy nhờ con, đó là một nỗi buồn to lớn mà rất nhiều người già cảm nhận. Tệ hại hơn, khi về già, người ta có khuynh hướng thích sự đoàn tụ gia đình, chuộng điều chăm sóc, hỏi han.

Vì thế, nếu như ngày lễ, tết, con cái đi du lịch với bạn bè hoặc gia đình riêng của chúng, người già ở lại nhà sẽ cảm thấy như bị bỏ rơi, bị cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Đó là cảm giác hoàn toàn sai nhưng biết làm sao được? Người già đã phần nào quên mất thời tuổi trẻ của mình, cũng bận bịu như thế, cũng vui chơi như thế, không có gì khác. Họ đã trở nên giống bố mẹ mình ngày trước: ngồi nhà và nhớ con. Cảm giác vui vẻ, hạnh phúc chỉ trở lại khi con cái sau vui chơi đã trở lại.

Tóm lại, trong cuộc đời mỗi con người, hạnh phúc chỉ thực sự xuất hiện khi ta bằng lòng với cảm giác vui vẻ, thỏa nguyện trong khoảnh khắc có được. Và hãy nhìn cảm giác đó bằng đôi mắt lạc quan. Đừng đòi hỏi gì hơn…

Phạm Thị Ngọc Liên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.