Thế lực và âm mưu đứng sau 'Hồ sơ Panama"?

07/04/2016 - 13:57

PNO - “Hồ sơ Panama” nhằm bôi nhọ, đánh gục một số người mà “đế chế” Mỹ không ưa. Nó còn là cơ hội để “kẻ đại diện” thực hiện ngón đòn tống tiền.

Vụ bê bối gian lận thuế liên quan đến 11,5 triệu tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama bị phanh phui đã gây nên một cơn bão toàn cầu. Cho đến nay, ít nhất hai quan chức cấp cao đã phải từ chức vì bị nêu tên trong Hồ sơ Panama, gồm Gonzalo Delaveu, chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế chi nhánh Chile, và Sigmundur David Gunnlaugsson, thủ tướng Iceland, theo Time.

Tuy nhiên, Michael Hudson, biên tập viên cấp cao tại Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức công bố các tài liệu mật của Mossack Fonseca, cho rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu, và cuộc điều tra sẽ tiếp tục phanh phui những tên tuổi khác. "Chúng ta sẽ thấy nhiều điều tiếp theo… Đây mới chỉ là bắt đầu, chưa phải kết thúc", Hudson tuyên bố.

The luc va am muu dung sau 'Ho so Panama
Mỹ đứng sau "Hồ sơ Panama" chấn động thế giới?

Mới đây, chuyên gia tài chính người Đức Ernst Wolff trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Sputnik cho rằng: "Những gì đang xảy ra vào thời điểm này, “Hồ sơ Panama”, không gì khác hơn là nỗ lực của Mỹ nhằm tiêu hủy ốc đảo thiên đường thuế, để thoát thân và tự lập nên một thiên đường thuế mới cho riêng mình".

Theo báo này, ở Mỹ những bang như Nevada, South Dakota, Wyoming và Delaware  đang là ốc đảo thuế tuyệt hảo. Ông Ernst Wolff cho rằng, những tố giác trốn thuế trong “Hồ sơ Panama” chỉ diễn ra với một mục đích là chuyển hướng dòng chảy tài chính về Mỹ. Theo các đánh giá, trong những công ty bình phong này cất giấu khoảng 30 đến 40 nghìn tỷ USD.

“Và Mỹ đương nhiên rất muốn làm thế nào đó để nắn dòng cho số tiền khổng lồ này chảy vào nước mình”, ông Ernst Wolff  nhận định.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc tung ra "Hồ sơ Panama" còn nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cụ thể, tờ Guardian ở Anh đưa tin nhiều thành viên thân cận của Tổng thống Nga Putin có liên quan đến một mạng lưới tài sản và các khoản vay ở nước ngoài trị giá tới hai tỷ USD, và rất có thể một số người thân của ông Putin cũng được hưởng lợi từ số tiền này.

Người phát ngôn điện Kremlin Peskov cho rằng cáo buộc nhằm vào những người thân tín của Tổng thống Nga Putin là nhằm bôi nhọ Nga và lãnh đạo nước này.

Bởi vậy, ông Peskov cũng cho rằng nhiều nhà báo tham gia phanh phui vụ Hồ sơ Panama là cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, CIA và các cơ quan mật vụ của nước này. "Putin, nước Nga, sự ổn định và các cuộc bầu cử sắp tới của chúng tôi là mục tiêu chính của họ, nhất là để gây bất ổn tình hình", ông này tuyên bố.

Rất nhiều chính trị gia, tỉ phú bị cáo buộc có hành động trốn thuế, rửa tiền phi pháp thông qua các công ty ma (shell company) mà Mossack Fonseca đứng ra tạo dựng. Thế nhưng, đằng sau sự “phanh phui” này (được gọi với cái tên Hồ sơ Panama) còn ẩn chứa nhiều điều khá “thú vị”, trang tin Moonofalabama.org (Mỹ) nhận định.

The luc va am muu dung sau 'Ho so Panama
Các lãnh đạo thế giới đương nhiệm và đã mạn nhiệm bị nêu tên trong Hồ sơ Panama (Ảnh: Telegraph)

Đó là việc kho dữ liệu không lồ có dung lượng lên đến 2,5 terabyte được “bung ra” bởi một vài tổ hợp tin tức, truyền thông ủng hộ khối NATO hoặc là các thiết chế “phi chính phủ” nhận bảo trợ tài chính từ chính quyền Washington.

Theo trang Moonofalabama, “Hồ sơ Panama” đơn giản chỉ là một âm mưu bôi nhọ, đánh gục một số người mà “đế chế” Mỹ không yêu thích. Nó còn là cơ hội để “kẻ đại diện” thực hiện ngón đòn tống tiền: Hứa sẽ không công bố thêm thông tin về các nhân vật chưa bị lộ nhưng đổi lại họ phải biết cách “đáp lễ”.

Hàng trăm các tổ chức, cá nhân trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động rửa tiền, trốn thuế được nêu tên đích danh. Đa phần trong số này đều là những cái tên mà Mỹ không mấy ưa thích.

Các mục tiêu bị đánh phá thậm chí còn được “tính toán kĩ hơn”, với kết quả là những câu chuyện chống lại những người như Tổng thống Nga Vladimir Putin, một số quan chức trong Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA)…

Theo trang Moonofalabama, việc bung dữ liệu một cách có lựa chọn và tính toán nhằm hai mục đích: 1/ Bôi nhọ những tổ chức, cá nhân mà Mỹ và các đồng minh “ghét bỏ”, dù chỉ bằng cách đánh gián tiếp nhằm vào những người thân cận (ví như đối với trường hợp của Tổng thống Putin và ông Bashar al-Assad); 2/ Cảnh báo những nhân vật quan trọng đã nằm “sổ theo dõi”, nhưng chưa “được” công bố, rằng họ hoàn toàn có thể bị lôi ra ánh sáng và theo cách này thì “Hồ sơ Panama” là một “công cụ tống tiền hoàn hảo”.

Minh Châu (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI