Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều

20/10/2014 - 09:52

PNO - PNO - Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều (NXB Thanh Niên) là tập sách thứ 17 viết về Truyện Kiều của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế

edf40wrjww2tblPage:Content

Năm 1965, thi hào Nguyễn Du được Hội đồng Hòa bình Thế giới kết hợp với Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm nhân 200 năm Ngày sinh của ông. Năm 2015 là tròn 250 năm Ngày sinh Nguyễn Du. Lần này UNESCO chủ trương thúc đẩy các lễ kỷ niệm các nhân vật văn hóa trên thế giới, thi hào Nguyễn Du nằm trong số các nhân vật lừng danh được lựa chọn. Đến nay, một trong những người mê Kiều, lao tâm khổ tứ trên đường tiếp cận Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế.

The gioi nghe thuat Truyen Kieu

Trước đây, ông đã viết những tập sách có giá trị như Truyện Kiều đối chiếu; Bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều; Tập Kiều, một thú chơ tao nhã; Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện… giúp bạn đọc thấy rõ thiên tài Nguyễn Du, từ một cốt truyện bên Tàu đã sáng tạo nên một thiên tuyệt bút bằng thể thơ lục bát dân tộc.

Trong tập sách mới nhất này, ông tiếp tục phân tích Nghệ thuật kể chuyện bằng thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Truyện Kiều và việc đổi mới thơ lục bát, Thiên nhiên trong Truyện Kiều, Điển cố trong Truyện Kiều v.v… Thêm điều thú vị là ông tìm ra nhiều cách đọc nhất cho bài thơ “Kiều nương cửa Phật”. Phải mê Truyện Kiều lắm nên ông mới có thể chọn từ, chọn chữ đã xuất hiện trong 3.654 câu thơ Kiều để viết thành bài thơ thất ngôn bát cú như sau:

Ngần ngại đổ chuông chiều nguyện cầu;

Sắc hương vàng nắng ngả rơi mau.

Vần xoay gió bão đầy năm tháng;

Lỗi nhịp Kiều đời trắng bể dâu.

Nhân ái cảnh thiền sai ước thệ;

Mộng tình Kim ấp ủ còn đâu.

Dần xa dõi bóng Từ oan khuất;

Nhân nghĩa Phật tiên chốn nhiệm màu.

Trong bài thơ này, chỉ 2 từ không xuất hiện trong Truyện Kiều: “bão” và “dõi”; có tới ba nhân vật trung tâm Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải. Bài thơ trên, nếu bỏ 2 chữ đầu của mỗi câu sẽ thành bài ngũ ngôn. Và ông Phạm Đan Quế đã sắp xếp được cả thẩy…1.728 bài thơ gần như có cùng một nội dung.

Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế cho biết dù đã viết nhiều về Truyện Kiều: “Nhưng ngẫm lại thấy vẫn chưa hài lòng với các tác phẩm của mình vì khó có thể nghiên cứu hết được mọi khía cạnh về Truyện Kiều”.

L.B
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI