Thế giới lo lắng với sự xuất hiện của biến thể Omicron mới

13/07/2022 - 09:07

PNO - COVID-19 đang gây ra nỗi lo mới cho thế giới và nhất là châu Á, khi biến thể Omicron đột biến thành các biến thể phụ có khả năng lây nhiễm cao hơn.

Cẩn trọng nhưng không hoảng loạn

Không giống như cách đây hai năm, các đợt bùng phát hiện tại không còn tạo áp lực nhiều lên các nước nên các biện pháp ngăn ngừa không còn cực đoan như phong tỏa kéo dài hoặc đóng cửa biên giới. Hiện nay, từng mỗi quốc gia có những biện pháp mềm mỏng và thích nghi, hợp lý với tình hình thực tại trong bối cảnh sống chung với virus. Tuy nhiên, thay vì lơi lỏng, hầu hết các chính phủ đang tuân thủ các giao thức y tế nghiêm ngặt hợp lý, tăng cường tiêm chủng và theo dõi chặt chẽ các bệnh viện của họ ngay cả khi biến thể phụ BA.4, BA.5 cực kỳ dễ lây lan khiến các ca bệnh mới tăng hơn.

Nhà dịch tễ học Edsel Salvana, cố vấn của Bộ Y tế Philippines cho biết: "Hai năm trước, chúng tôi phải ngăn chặn sự phát triển theo cấp số nhân khi không có miễn dịch, không có vắc xin. Nhưng tình hình nay đã khác".

Hiện tại, chỉ có Trung Quốc, nước vẫn đang theo đuổi chính sách zero COVID-19 với tất cả các biện pháp hà khắc đi kèm thì phần lớn phần còn lại của thế giới đang đi theo hướng quỹ đạo chung: tiêm chủng, phòng ngừa, cẩn trọng.

Hoa Kỳ và châu Âu đang tập trung vào việc triển khai các mũi tiêm tăng cường, trong khi một số quốc gia ở nước đã và đang cân nhắc lại về nhiệm vụ đeo khẩu trang, ngoài ra không có gì  thay đổi. Trong khi đó, châu Á đã chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến trong các trường hợp COVID-19 kể từ tháng 6, do các biến phụ BA.4 và BA.5 xuất hiện khi các chính phủ cũng có cách tiếp cận thoải mái hơn đối với đại dịch. Điển hình là Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản... đang chứng kiến ca tăng hàng tuần nhưng các chính phủ  chỉ cho biết họ đang sẵn sàng các biện pháp đề phòng trường hợp mọi thứ vượt quá sự cho phép.

Nhiều nước châu Á đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp COVID-19 kể từ tháng Sáu, sau khi các biến thể phụ BA.4 và BA.5 xuất hiện - ẢNH: REUTERS
Nhiều nước châu Á đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp COVID-19 kể từ tháng Sáu, sau khi các biến thể phụ BA.4 và BA.5 xuất hiện - Ảnh: Reuters 

Biến thể phụ mới BA.2.75 có đáng lo ngại?

Thời gian gần đây, khi biến thể BA.4, BA.5 đang chiếm ưu thế ở hầu hết các ca nhiễm trên toàn thế giới thì một đột biến phụ mới của Omicron lại xuất hiện. Theo các nhà khoa học, biến thể mới này là BA.2.75 được cho là siêu lây nhiễm bởi nó có tới 9 đột biến bất thường, cũng khiến các nhà khoa học lo lắng khi nó xuất hiện ở Ấn Độ và ở nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ. Biến thể mới này được gọi biến biến thể "thế hệ 2" vì nó phát triển từ BA.2.

Các nhà khoa học cho biết biến thể này có thể lây lan nhanh chóng và có được khả năng miễn dịch khỏi vắc-xin và nhiễm trùng trước đó. Nhưng vì nó quá mới bên giới chuyên môn vẫn chưa hiểu rõ liệu nó có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hơn các biến thể Omicron hiện tại hay không. Matthew Binnicker, giám đốc virus học lâm sàng tại Mayo Clinic ở Minnesota (Mỹ), cho biết: “Vẫn còn quá sớm để chúng tôi đưa ra kết luận. Nhưng có vẻ như tốc độ truyền đang cho thấy sự gia tăng theo cấp số nhân”.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho rằng vắc-xin và thuốc tăng cường vẫn là cách bảo vệ tốt nhất chống lại COVID-19 nghiêm trọng. Trong một cuộc họp về biến thể mới vào cuối tuần trước, các nhà khoa học của Hiệp hội Nghiên cứu Gien SARS-CoV-2 (INSACOG) của Ấn Độ viện dẫn dữ liệu ban đầu cho thấy BA.2.75 có thể gây bệnh ít nghiêm trọng hơn. Hầu hết những người nhiễm loại biến thể này không có triệu chứng hoặc bị nhẹ

“Nhiều người phàn nàn rằng tiêm phòng và tăng cường không ngăn cản mọi người bị nhiễm bệnh nhưng những gì chúng tôi thấy là tỷ lệ những người phải nhập viện và tử vong đã giảm đáng kể. Khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa, tiêm tăng cường hoặc bị nhiễm bệnh tự nhiên, chúng tôi bắt đầu thấy mức độ miễn dịch cơ bản trên toàn thế giới tăng lên ”, Lipi Thukral, một nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp ở New Delhi, cho biết.

Có thể mất vài tuần nữ các nhà khoa học mới đánh giá được liệu đột biến mới của Omicron có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo của đại dịch hay không. Tiến sĩ Gagandeep Kang nhà virus học Ấn Độ cho biết mối quan tâm ngày càng tăng về biến thể mới đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có nhiều nỗ lực hơn để theo dõi. “Điều quan trọng là giám sát chư không phải là một chiến lược mới bắt đầu. BA.2.75 xuất hiện là một lời nhắc nhở khác rằng coronavirus đang liên tục phát triển và đang lan rộng vì thế, chúng ta cần phải thận trọng hơn”, bà nói.

WHO: Đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/7 cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 "chưa có dấu hiệu chấm dứt", đồng thời bày tỏ lo ngại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang "tự do lưu hành" trên thế giới.

"Các làn sóng mới cho thấy một lần nữa dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc. Virus đang tự do lưu hành và các nước không quản lý tốt gánh nặng bệnh tật dựa trên năng lực của các nước, cả về tình trạng nhập viện đối với các ca bệnh nghiêm trọng và ngày càng nhiều người mắc hội chứng hậu COVID", ông Ghebreyesus phát biểu.

Ông Ghebreyesus cho biết về số ca mắc COVID-19 đang tăng trở lại, gây áp lực hơn nữa lên hệ thống và nhân viên y tế vốn đã bị kéo căng. Theo ông, chính phủ các nước nên triển khai các biện pháp đã được áp dụng như đeo khẩu trang, cải tạo hệ thống thông gió, tăng cường xét nghiệm và đề ra phương pháp điều trị.

Trọng Trí (theo AP, The Straits Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI