Thay đổi ở ‘cô bé’ sau sinh - những điều bà mẹ trẻ cần biết

24/12/2019 - 17:40

PNO - Sau sinh, phụ nữ thường thấy âm đạo giãn rộng hơn, kèm theo cảm giác đau; thậm chí khô hơn.

Thay doi o ‘co be’ sau sinh - nhung dieu ba me tre can biet
 

 “Cô bé” rộng sau sinh?

Đừng ngạc nhiên khi nghe các bà mẹ trẻ hỏi bác sĩ: Có phải là sau sinh âm đạo trở nên lỏng lẻo? Âm đạo rộng sau sinh? Làm thế nào để âm đạo se khít trở lại? Bao lâu thì âm đạo trở lại bình thường?...

Thay doi o ‘co be’ sau sinh - nhung dieu ba me tre can biet
Sau khi sinh, sẽ có vài thay đổi xảy ra với âm đạo của bạn

Thực ra, có vài thay đổi sẽ xảy ra với âm đạo của phụ nữ sau khi sinh:

  • Đau âm đạo.
  • Khô âm đạo.
  • Âm đạo lỏng lẻo.
  • Thậm chí, vùng kín bị sưng sau sinh cũng là bình thường do bị căng giãn.

Trong trường hợp sinh mổ, dù tầng sinh môn được giữ nguyên vẹn không rách sau sinh, bạn vẫn có cảm giác đau do căng các mô.

Còn nếu sinh thường qua ngã âm đạo, tầng sinh môn bị rách tự nhiên hoặc bị cắt, bạn chắn chắn có cảm giác đau. Tùy từng trường hợp, tầng sinh môn bị rách hay cắt sẽ được khâu phục hồi hoặc để tự lành.

Làm gì nếu âm đạo sưng đau?

Với vết rách hoặc cắt tầng sinh môn, cần khoảng 14 ngày để lành hoặc ít hơn. Nếu vết rách sâu, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh và giảm đau sau khi may phục hồi.

Phụ nữ phải trải qua cảm giác khó chịu và đau ở âm đạo khoảng 5 tuần sau sinh, khi đó cảm giác đau sẽ giảm đi mỗi ngày. Bạn có thể chườm lạnh vào vùng tầng sinh môn để giảm bớt cảm giác đau hoặc có thể ngồi trên gối mềm.

Những điều nên làm cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh nên tập thể dục, khởi đầu với những bài tập nhẹ và đơn giản như đi bộ. Ảnh: Shutterstock
Phụ nữ sau sinh nên tập thể dục, khởi đầu với những bài tập nhẹ và đơn giản như đi bộ. Ảnh: Shutterstock

- Tập thể dục: Khởi đầu với những bài tập nhẹ và đơn giản như đi bộ. Sau đó có thể tập các bài tập KEGEL, giúp săn chắc cơ âm đạo và cơ vùng tầng sinh môn, giúp nhanh lấy lại hình dáng ban đầu như trước khi sinh. Bài tập này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng són tiểu sau sinh.

- Rửa sạch với nước: Khi tắm lưu ý không dùng xà phòng tẩy rửa mạnh. Nên rửa sạch âm đạo với nước sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng giấy lau sau khi đi tiểu, thay vì vậy hãy dùng nước rửa có pha thuốc sát khuẩn nhẹ, sau đó chậm khô âm đạo bằng khăn cotton.

- Thường xuyên thay băng vệ sinh ít nhất 2-4 giờ một lần.

- Liệu pháp lạnh: Để giảm đau vùng âm đạo, đặt túi đá hoặc túi lạnh vào vùng đó khoảng 15 phút. Tùy thuộc vào mức độ đau nhiều hay ít, bạn có thể làm vài lần mỗi ngày.

- Tắm bồn với nước ấm: Thay vì tắm vòi sen, hãy tắm bằng bồn. Có thể cho thêm tinh dầu vào, có tính giảm đau và sát khuẩn, ví dụ tinh dầu lavender hoặc charmomile. Nó cũng có tác dụng giảm mệt mỏi và giảm đau cơ.  

- Dùng thảo dược: một số thảo dược có tác dụng giảm đau và giảm sưng, nó cũng giúp lành vết thương. Tuy nhiên, thảo dược cũng có nguy cơ dị ứng. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Những điều phụ nữ sau sinh không nên làm

- Không dùng tampon âm đạo. Tampon làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, hãy sử dụng tấm lót thai sản. Cấu tạo miếng lót dài, mềm và thấm hút hơn. Nhưng phải đảm bảo thay miếng lót thường xuyên để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Khuyến cáo nên thay tấm lót mỗi 2g 1 lần trong vài ngày đầu tiên, 3 - 4 giờ trong những ngày sau đó.

- Tránh sử dụng xà phòng tắm có chất tẩy mạnh.

- Không sử dụng giấy cứng sau khi đi vệ sinh vì điều này có thể làm tăng đau thêm vùng tầng sinh môn. Sử dụng nước ấm để rửa và thấm khô bằng khăn cotton.

- Tránh mặc quần áo chật.

- Tránh sử dụng bất kỳ dung dịch hoặc kem nào có chứa thành phần steroid vì nó được biết làm chậm quá trình lành vết thương.

- Đừng bỏ qua những cơn đau vùng âm đạo nếu đau kéo dài dai dẳng. Hãy đi khám bác sĩ nếu vẫn còn đau mặc dù đã uống thuốc giảm đau.

BS.CKI. Lê Thị Kim Ngân

(Phụ trách khối Sản - Tập đoàn TWG- Healthcare)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI