Thay 'áo mới' cho cầu Long Biên

30/09/2021 - 06:15

PNO - Cầu Long Biên hiện đang được các công nhân Công ty CP Đường sắt Hà Hải (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - VNR) sơn mới, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 11/2021.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên (Hà Nội) hiện đã 119 tuổi tính từ thời điểm thông xe năm 1902. Với người dân Hà Nội, cây cầu không chỉ là công trình giao thông quan trọng mà còn là một trong những di tích lịch sử mang tính biểu tượng của Thủ đô.

Hiện nay toàn bộ hệ thống thành cầu sắt đã hoen gỉ.
Hiện nay toàn bộ hệ thống thành cầu sắt đã hoen gỉ.
Để bảo vệ cầu Long Biên, từ ngày 18/9, Công ty CP Đường sắt Hà Hải (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - VNR) đã huy động các công nhân tiến hành sơn mới lại thành cầu.
Để bảo vệ cầu, từ ngày 18/9, Công ty CP Đường sắt Hà Hải (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - VNR) đã huy động công nhân sơn mới lại thành cầu.
 Anh Nguyễn Văn Hùng, Tổ trưởng tổ 4 (Công ty CP Đường sắt Hà Hải) cho biết: “ đơn vị thi công gồm 40 công nhân, chia làm 4 tổ, đầu tiên tiến hành vệ sinh, sơn lớp một chống gỉ toàn bộ hai bên thành cầu Long Biên, sau đó tiến hành sơn cuốn chiếu lớp hai để hoàn thiện.”
Anh Nguyễn Văn Hùng, Tổ trưởng tổ 4 (Công ty CP Đường sắt Hà Hải) cho biết: “Đơn vị thi công gồm 40 công nhân, chia làm 4 tổ, đầu tiên vệ sinh, sơn lớp 1 chống gỉ toàn bộ hai bên thành cầu, sau đó sơn cuốn chiếu lớp 2 để hoàn thiện”.
'Lần sơn mới cầu Long Biên trước cũng đã cách đây khoảng 14 năm. Định kỳ hàng năm, công ty đều thực hiện nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt trên cầu Long Biên, nhất là các hạng mục đảm bảo an toàn chạy tàu theo đơn đặt hàng của VNR, tuy nhiên đến thời điểm này chưa sơn mới lần nào. Cùng với thời gian, toàn bộ kết cấu cầu đã bị hoen gỉ, gây mất mỹ quan cho cầu. Do đó, việc vệ sinh, sơn mới lại cầu là yêu cầu cấp thiết', anh Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm.
"Lần sơn mới cầu gần nhất cũng đã cách đây khoảng 14 năm. Định kỳ hàng năm, công ty đều bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt trên cầu, nhất là các hạng mục đảm bảo an toàn chạy tàu theo đơn đặt hàng của VNR, tuy nhiên đến thời điểm này chưa sơn mới lần nào. Cùng với thời gian, toàn bộ kết cấu cầu đã bị hoen gỉ, gây mất mỹ quan. Do đó, việc vệ sinh, sơn mới lại cầu là yêu cầu cấp thiết", anh Hùng cho biết thêm.
Công tác sơn lại cầu cũng góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho đội ngũ công nhân, người lao động hợp đồng thời vụ của Công ty CP Đường sắt Hà Hải sau thời gian dài không có việc làm vì giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19.
Công tác sơn lại cầu cũng góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho đội ngũ công nhân, người lao động hợp đồng thời vụ của Công ty CP Đường sắt Hà Hải sau thời gian dài không có việc làm vì giãn cách xã hội.
Hai bên thành cầu có tổng chiều dài gần 4.600 m, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 11/2021.
Hai bên thành cầu có tổng chiều dài gần 4.600m, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 11/2021.
Thành cầu Long Biên chiều từ Hà Nội sanng đang được công nhân vệ sinh, sơn lót chống gỉ.
Thành cầu được sơn lót chống gỉ màu đỏ.
Các công nhân sơn hoàn thiện lớp 2 màu xám.
Các công nhân sơn đang hoàn thiện lớp 2 màu xám.
Chị Yến, công nhân công ty CP Đường sắt Hà Hải chia sẻ, tuy công việc khá vất vả vì phải làm dưới nắng nóng và nhiều vị trí phải nhoài người ra bên ngoài thành cầu mới sơn được, rất nguy hiểm, nhưng việc bảo vệ, làm mới một di tích lịch sử như cầu Long Biên có ý nghĩa rất lớn với anh chị em công nhân.
Chị Yến, công nhân Công ty CP Đường sắt Hà Hải chia sẻ: "Mặc dù công việc khá vất vả vì phải làm dưới nắng nóng và nhiều vị trí phải vươn người ra bên ngoài thành cầu mới sơn được, rất nguy hiểm, nhưng việc bảo vệ, làm mới một di tích lịch sử như cầu Long Biên có ý nghĩa rất lớn với anh chị em công nhân" .
Sau khi sơn thành cầu, hạng mục sơn hệ thống nhịp cầu sẽ tiếp tục được Công ty CP Đường sắt Hà Hải bảo dưỡng, sơn mới.
Sau khi sơn thành cầu, các công nhân sẽ sơn mới, bảo dưỡng hệ thống nhịp cầu.
Được biết, từ đầu tháng 7/2021, Bộ GTVT đã chuyển tiền tạm ứng 50% giá trị hợp đồng bảo trì, với khoảng hơn 1.400 tỷ đồng cho VNR để đặt hàng bảo trì với 20 công ty bảo trì đường sắt. Số tiền tạm ứng đã được dùng để chi trả lương cho người lao động và chi trả tiền vật tư mà các đơn vị thành viên của VNR tự ứng đưa vào các công trình đường sắt từ đầu năm đến nay.
Được biết, từ đầu tháng 7/2021, Bộ GTVT đã chuyển tiền tạm ứng 50% giá trị hợp đồng bảo trì, với khoảng hơn 1.400 tỷ đồng, cho VNR để đặt hàng với 20 công ty bảo trì đường sắt. Số tiền tạm ứng đã được dùng để chi trả lương cho người lao động và chi trả tiền vật tư mà các đơn vị thành viên của VNR tự ứng đưa vào các công trình đường sắt từ đầu năm đến nay.

Ngọc Linh
 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI