Thật kỳ khôi khi xét hạnh kiểm HS dựa vào mũ bảo hiểm

15/04/2015 - 11:39

PNO - PN - Đọc bài “Học sinh bị hạ hạnh kiểm nếu không đội mũ bảo hiểm” (Phụ Nữ ngày 10/4) và nhiều thông tin liên quan trên các báo, mạng, tôi rất bức xúc về quyết định có một không hai, được cho là “ký kết giữa Bộ Công an và...

edf40wrjww2tblPage:Content

That ky khoi khi xet hanh kiem HS dua vao mu bao hiem

Khi lưu thông trên đường, trẻ em nói chung, lứa tuổi học sinh (HS) phổ thông nói riêng đều là những cá thể lệ thuộc vào người lớn, do chưa đủ tuổi lái xe. Việc “đánh” vào hạnh kiểm của các em liệu có hợp lý và công bằng khi các em không phải là người trực tiếp cầm lái?

HS cấp 2 trở xuống có đội mũ bảo hiểm (MBH) hay không đôi khi còn tuỳ thuộc vào… bố mẹ, nghĩa các em chỉ đội MBH khi bố mẹ nhắc (trừ số ít em tự nhắc). Ở độ tuổi này, mọi thói quen lẫn hành vi của HS đều bắt nguồn từ việc các em được giáo dục như thế nào, nên thiết nghĩ chỉ cần nhắc nhở các em và phụ huynh của các em, thay vì phải dùng đến “đòn phạt” hạ bậc hạnh kiểm.

Tôi thích cách chúng ta - những người lớn - làm gương để trẻ em noi theo một cách tự giác, chứ không phải ép các em vào khuôn khổ bằng những hình thức doạ nạt, thậm chí trừng phạt. Mà, hạ bậc hạnh kiểm rõ ràng là cách trừng phạt hơn là một biện pháp giáo dục tích cực.

Thêm nữa, việc lưu thông diễn ra bên ngoài trường học nên việc vi phạm (nếu có) được xử phạt bởi lực lượng cảnh sát giao thông là đã đủ. Tôi thích cách chúng ta - những người lớn - làm gương để trẻ em noi theo một cách tự giác, chứ không phải ép các em vào khuôn khổ bằng những hình thức doạ nạt, thậm chí trừng phạt. Mà, hạ bậc hạnh kiểm rõ ràng là cách trừng phạt hơn là một biện pháp giáo dục tích cực.

Giúp trẻ tự nhận thức hiểm hoạ của việc không đội MBH nghiêm trọng như thế nào để tự giác đội mà không cần người lớn nhắc nhở, quở phạt chẳng phải tốt hơn là tạo tâm lý đối phó cho trẻ khi lớn lên?

Ngành giáo dục đang có những lý do để hạ bậc hạnh kiểm của HS hết sức tuỳ tiện: đi học trễ nhiều lần, không đeo phù hiệu, không mặc đồng phục, v.v…

Con tôi thậm chí từng bị tụt một bậc hạnh kiểm từ “tốt” xuống “khá” với lý do: nói chuyện trong lớp. Nếu xét theo mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm để xét bậc hạnh kiểm mà mới chỉ “nói chuyện trong giờ học” đã bị hạ một bậc thì những “tội” như hành hung, đánh hội đồng bạn mình, lột đồ hay sỉ nhục bạn trước đám đông như một số vụ từng xảy ra mà xếp hạnh kiểm “yếu” có thoả đáng không, vì thang hạnh kiểm hiện tại chỉ dựa vào bốn mức độ sơ sài: tốt, khá, trung bình, yếu?

Hạnh kiểm bị đánh giá thế nào có khi còn ảnh hưởng đến cuộc sống của các em HS sau này. Trong khi đó, việc đánh giá hạnh kiểm HS dựa vào… chiếc MBH quả là bất hợp lý và thiếu thuyết phục!

Điều này khiến phụ huynh chúng tôi không tránh khỏi nghi ngờ cách làm việc của ngành giáo dục là để tránh ảnh hưởng đến thành tích thi đua của trường nói chung, của các giáo viên chủ nhiệm nói riêng (vì giáo viên chủ nhiệm chính là người trực tiếp nhắc nhở và quyết định loại hạnh kiểm của HS).

Còn HS, trẻ em có tội tình gì mà phải gánh lấy bao nhiêu thứ tội nợ của người lớn trút lên đầu các em thế này?

DUY BÁCH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI