Thấp thỏm lo nhà đổ sập xuống sông

10/11/2023 - 10:07

PNO - Tình trạng sạt lở bờ sông Lam ngày càng lan rộng, lấn sâu vào sát mép nhà khiến nhiều gia đình sống trong bất an, lo nhà bị cuốn trôi bất cứ lúc nào.

 

Nhiều hộ dân sống ven sông Lam (xóm 1, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) đang thấp thỏm lo sông nuốt nhà khi tình trạng sạt lở bờ sông ngày một lan rộng. Dù đã nỗ lực dùng nhiều biện pháp, song nhiều đoạn vẫn tiếp tục sạt lở, lấn sát đến mép nhà.
Nhiều hộ dân sống ven sông Lam (xóm 1, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) đang thấp thỏm lo sông "nuốt" nhà khi tình trạng sạt lở bờ sông ngày một lan rộng. Dù đã nỗ lực dùng nhiều biện pháp, song nhiều đoạn vẫn tiếp tục sạt lở, lấn sát đến mép nhà.
Bà Nguyễn Thị Tín (59 tuổi, trú xóm 1) cho biết, bờ sông Lam trước nhà bà Tín trước đây vốn có hàng cây tre, bụi bảo vệ. Song hiện đã bị cuốn trôi toàn bộ, kéo sâu vào hơn 20m, khiến diện tích đất của gia đình giảm đi đáng kể. “Trước khu vực này nhà tôi làm vườn, chăn nuôi gia cầm. Nhưng giờ bị cuốn xuống sông hết rồi. Cứ thế này thì không biết khi nào nó lấn vào nhà nữa” - bà Tín lo lắng nói.
Bà Nguyễn Thị Tín (59 tuổi, trú xóm 1) cho biết, bờ sông Lam trước nhà bà trước đây vốn có hàng cây tre bảo vệ. Song đã bị cuốn trôi toàn bộ, kéo sâu vào hơn 20m, khiến diện tích đất của gia đình giảm đi đáng kể. “Trước khu vực này nhà tôi làm vườn, chăn nuôi gia cầm. Nhưng giờ bị cuốn xuống sông hết rồi. Cứ thế này thì không biết khi nào nó lấn vào nhà nữa” - bà Tín lo lắng nói.
Theo người dân địa phương, tình trạng sạt lở bờ sông Lam ở khu vực trên diễn ra từ lâu. Song năm 2023 là năm nghiêm trọng nhất. “Có thể là do thay đổi dòng chảy nên nước bị đẩy thẳng vào khu vực này. Sạt lở đã lấn sát nhà dân, nên mỗi lúc mưa lớn ai cũng thấp thỏm lo cả” - anh Phạm Văn Lợi (37 tuổi) nói.
Theo người dân địa phương, tình trạng sạt lở bờ sông Lam ở khu vực trên xảy ra từ lâu. Song năm 2023 là năm nghiêm trọng nhất. “Có thể là do thay đổi dòng chảy nên nước bị đẩy thẳng vào khu vực này. Sạt lở đã lấn sát nhà dân, nên mỗi lúc mưa lớn ai cũng thấp thỏm lo lắng cả” - anh Phạm Văn Lợi (37 tuổi) nói.
Nhiều công trình phụ của người dân như chuồng gà, kho đựng nông cụ, đất vườn trồng rau… bị cuốn xuống sông Lam.
Nhiều công trình phụ của người dân như chuồng gà, kho đựng nông cụ, đất vườn trồng rau… bị cuốn xuống sông Lam.
Sạt lở kéo dài hơn 120m, cao gần 10m tạo thành một “cái bẫy” bên sông Lam. Để đảm bảo an toàn, nhiều người phải trồng thêm cây, căng dây làm rào chắn bảo vệ.
Sạt lở kéo dài hơn 120m, cao gần 10m tạo thành một “cái bẫy” bên sông Lam. Để đảm bảo an toàn, nhiều người phải trồng thêm cây, căng dây làm rào chắn bảo vệ.
Ông Đặng Ngọc Thiện - Chủ tịch UBND xã Lạng Sơn - cho biết, bờ sông bị sạt lở nặng uy hiếp 10 hộ dân sống ven sông Lam ở xóm 1. Để tránh nhà dân bị sạt lở xuống sông, UBND huyện Anh Sơn và xã Lạng Sơn đã huy động máy móc san gạt đất, hạ thấp điểm sạt lở, xử lý các vết nứt nhằm hạn chế việc sạt lở lan rộng vào nhà dân.
Ông Đặng Ngọc Thiện - Chủ tịch UBND xã Lạng Sơn - cho biết, bờ sông bị sạt lở nặng uy hiếp nhiều hộ dân sống ven sông Lam ở xóm 1. Để tránh nhà dân bị sạt lở xuống sông, UBND huyện Anh Sơn và xã Lạng Sơn đã huy động máy móc san gạt đất, hạ thấp điểm sạt lở, xử lý các vết nứt nhằm hạn chế việc sạt lở lan rộng vào nhà dân.
“Nhiều người dân cũng đóng thêm cọc tre, phủ bạt che lại khu vực bị sạt lở tránh mưa lớn cuốn trôi đất. Đây cũng chỉ làm biện pháp tạm thời, chúng tôi cũng đề nghị người dân sẵn sàng di dời nếu mưa lớn kéo dài. UBND huyện cũng đã về khảo sát để có phương án xử lý điểm sạt lở này” - ông Thiện nói.
“Nhiều người dân cũng đóng thêm cọc tre, phủ bạt che lại khu vực bị sạt lở tránh mưa lớn cuốn trôi đất. Đây cũng chỉ làm biện pháp tạm thời, chúng tôi cũng đề nghị người dân sẵn sàng di dời nếu mưa lớn kéo dài. UBND huyện cũng đã về khảo sát để có phương án xử lý điểm sạt lở này” - ông Thiện nói.
Tình trạng sạt lở đất uy hiếp nhà dân đang diễn ra nhiều nơi ở Nghệ An. Trong đó, nặng nề nhất là huyện biên giới Kỳ Sơn. Ông Thò Bá Rê - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho biết, sau đợt mưa lũ hồi tháng 10 vừa qua, nhiều ngọn núi trên địa bàn xuất hiện vết nứt lớn, có nguy cơ sạt lở rất cao, đe dọa hơn 600 hộ dân sống dưới chân núi.
Tình trạng sạt lở đất uy hiếp nhà dân đang diễn ra nhiều nơi ở Nghệ An. Trong đó, nặng nề nhất là huyện biên giới Kỳ Sơn. Ông Thò Bá Rê - Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho biết, sau đợt mưa lũ hồi tháng 10 vừa qua, nhiều ngọn núi trên địa bàn xuất hiện vết nứt lớn, có nguy cơ sạt lở rất cao, đe dọa hơn 600 hộ dân sống dưới chân núi.
Ông Moong Văn Oanh (trú xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) cho biết, ngọn núi phía sau nhà liên tiếp bị sạt lở mỗi đợt mưa lớn. “Mưa là lo lắm. Mấy lần trước, đất sạt lở tràn xuống đẩy cả nhà đi ra 2m, cũng may chúng tôi chạy kịp. Ở lại giờ cũng sợ, nhưng không ở thì không biết đi đâu” - ông Oanh nói.
Ông Moong Văn Oanh (trú xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) cho biết, ngọn núi phía sau nhà liên tiếp bị sạt lở mỗi đợt mưa lớn. “Mưa là lo lắm. Mấy lần trước, đất sạt lở tràn xuống đẩy cả nhà đi ra 2m, cũng may chúng tôi chạy kịp. Ở lại giờ cũng sợ, nhưng không ở thì không biết đi đâu” - ông Oanh nói.
Tình trạng sạt lở đất ở xã Tà Cạ ngày một lan rộng khiến nhiều ngôi nhà bị nứt toác, hư hỏng nặng. Không còn đảm bảo an toàn, nhiều gia đình buộc phải bỏ nhà đi ở nhờ nhà người thân để lãnh nạn.
Tình trạng sạt lở đất ở xã Tà Cạ ngày một lan rộng khiến nhiều ngôi nhà bị nứt toác, hư hỏng nặng. Không còn đảm bảo an toàn, nhiều gia đình buộc phải bỏ nhà đi ở nhờ nhà người thân để lánh nạn.
Theo ông Thò Bá Rê, trong lúc chờ đợi các dự án tái định cư, người dân và chính quyền địa phương chỉ còn cách “vừa ở, vừa canh chừng mưa”, sẵn sàng di dời người và tài sản khi mưa lớn. “Chúng tôi đề nghị các xã phải liên tục kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở cao, sẵn sàng di dời người dân khi có mưa lớn hoặc dấu hiệu bất thường. Khó khăn nhất bây giờ là chỗ ở cho người dân, khoảng 600 hộ hiện đang cần phải di dời đến nơi ở mới, nhiều gia đình bị cuốn trôi nhà vẫn đang phải ở lều tạm bợ nhưng ở Kỳ Sơn rất khó để tìm quỹ đất” - ông Rê nói.
Theo ông Thò Bá Rê, trong lúc chờ đợi các dự án tái định cư, người dân và chính quyền địa phương chỉ còn cách “vừa ở, vừa canh chừng mưa”, sẵn sàng di dời người và tài sản khi mưa lớn. “Chúng tôi đề nghị các xã phải liên tục kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở cao, sẵn sàng di dời người dân khi có mưa lớn hoặc dấu hiệu bất thường. Khó khăn nhất bây giờ là chỗ ở cho người dân, khoảng 600 hộ hiện đang cần phải di dời đến nơi ở mới, nhiều gia đình bị cuốn trôi nhà vẫn đang phải ở lều tạm bợ nhưng ở Kỳ Sơn rất khó để tìm quỹ đất” - ông Rê nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI