Thảo dược giảm cân

24/07/2014 - 06:40

PNO - PN - Theo Đông y, chứng thừa cân béo phì không chỉ do thói quen ăn uống, vận động mà còn do tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất mỡ, đường, đạm của cơ thể.

edf40wrjww2tblPage:Content

Khi cơ thể không sử dụng hết các chất nói trên, sẽ tồn đọng lại dưới dạng mỡ thừa trong một số bộ phận của cơ thể như: vùng bụng, gan, nguy hiểm nhất là trong lòng của các mạch máu lớn, vừa gây cản trở sự lưu thông máu, vừa có thể gây tai biến trên tim, não... Y học cổ truyền có một số loại thảo dược đã được chứng minh lâm sàng có tác dụng giúp kiểm soát được tình trạng trên. Bạn có thể tham khảo:

Thao duoc giam can

Nghệ (còn có tên uất kim, khương hoàng)

Công dụng: giúp tăng cường sức đề kháng, giải độc, chống ô-xy hóa, bổ khí huyết đẹp da.

Vị thuốc: cay, đắng và có tính ôn.

Liều dùng: 1-6g/ngày dưới dạng bột hoặc thuốc sắc.

Đan sâm (còn gọi là xích sâm, huyết sâm)

Công dụng: bổ máu, bổ khí, thông huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giúp trục ứ huyết, kinh nguyệt không đều.

Vị thuốc: đắng, có tính hơi hàn.

Bộ phận sử dụng: rễ được phơi hoặc sấy khô.

Liều dùng: 6-12g/ngày rễ phơi khô dưới dạng thuốc sắc.

Sơn tra (có thể dùng bắc sơn tra, nam sơn tra)

Công dụng: trị các chứng tích trệ, đầy bụng, tiêu chảy, hành ứ, hóa đờm…

Vị thuốc: ngọt, chua, có tính ấm.

Bộ phận sử dụng: quả chín cắt nhỏ vừa, phơi hoặc sấy khô.

Liều dùng: 9-15g/ngày, không dùng quá 30g/ngày.

Hoàng tinh đỏ

Công dụng: bổ khí, kiện tỳ, nhuận phế, chống ô-xy hóa, chống lão hóa, suy nhược.

Vị thuốc: ngọt, có tính bình.

Bộ phận sử dụng: thân, rễ, phơi hoặc sấy khô.

Liều dùng: 12-20g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Hà thủ ô (còn gọi là giao đằng, dạ hợp)

Công dụng: điều hòa khí huyết, nhuận tràng, hạ cholesterol và lipid máu.

Vị thuốc: ngọt và một chút nhẫn, có tính hơi ấm.

Bộ phận sử dụng: rễ, củ đã được phơi hoặc sấy khô.

Liều dùng: 10-30g/ngày, dạng bột, thuốc sắc.

Trạch tả (còn gọi là mã đề nước)

Công dụng: thông tiểu, tiểu buốt, giảm hấp thu cholesterol ở ruột.

Vị thuốc: ngọt, có tính hàn.

Bộ phận sử dụng: rễ, thân khô được cạo sạch vỏ.

Liều dùng: 10-30g/ngày dạng thuốc sắc.

Bạch phục (còn có tên bạch linh)

Công dụng: lợi thủy, thấm thấp, kiện tỳ, tiêu phù.

Liều dùng: 10-15g/ngày dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán.

Cốt khí củ (còn gọi là điền thất, hoạt huyết đan)

Công dụng: lợi tiểu, thông huyết, chống viêm, giảm độc, giảm cholesterol và lipid máu.

Vị thuốc: đắng và chua, có tính mát.

Liều dùng: 6-10g/ngày dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

 Anh Thi (Theo BS Trần Văn Nam, Phó Viện trưởng Viện Y học dân tộc)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI