Thành phố cần phải 'vượt lên vì cả nước, cùng cả nước'

24/11/2017 - 15:36

PNO - Vì sao các nhà đầu tư nước ngoài lại e ngại đến TP.HCM? Vì sức bật mới ở các vùng mới chưa khai phá, vì những chính sách năng động của các địa phương đang lên, vì ưu tiên lựa chọn mục tiêu đầu tư của họ...

Nhìn lại giai đoạn 2011 -2015, kinh tế TP.HCM duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, trong khi tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng từ 50,7% lên 52,7% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá thì kinh tế nhà nước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng từ 14,9% năm 2011 xuống còn 13,7% GDP năm 2016.

Thanh pho can phai 'vuot len vi ca nuoc, cung ca nuoc'
Vì sao các nhà đầu tư nước ngoài lại e ngại đến thành phố Hồ Chí Minh? Vì sức bật mới ở các vùng mới chưa khai phá, vì những chính sách năng động của các địa phương đang lên, vì ưu tiên lựa chọn mục tiêu đầu tư của họ...

Hội nghị TW V, khóa XII vừa qua đã ra Nghị quyết đề cao vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân. Ở TP.HCM, từ những năm đầu thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, đã có sự chuyển dịch tích cực cơ cấu cũng như tỷ trọng thành phần kinh tế. Vai trò và tiềm lực kinh tế tư nhân liên tục được khai phá, khai phóng và có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu.

Điều này cho thấy nội lực và tiềm năng trong kinh tế tư nhân, nói rộng hơn là trong nhân dân mà NQ 16 đã nhấn mạnh, là rất dồi dào. Một đồng vốn nhà nước thu hút 8,5 đồng vốn xã hội. Với nguồn lực này, nếu làm đúng, làm đủ theo nghị quyết 16 chắc chắn sẽ tạo sức bật mạnh hơn nữa cho kinh tế TP.HCM góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung.

Tuy vậy, trong khi bức tranh chấm phá màu hồng ngày càng rõ dần, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, thì tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI – trong tổng vốn đầu tư hàng năm của TP lại dần dần thấp hơn tỷ trọng của cả nước, chỉ đạt 17,5% so với 24,4%.

Vì sao các nhà đầu tư nước ngoài lại e ngại đến thành phố Hồ Chí Minh? Vì sức bật mới ở các vùng mới chưa khai phá, vì những chính sách năng động của các địa phương đang lên, vì ưu tiên lựa chọn mục tiêu đầu tư của họ...

Các nguyên nhân khách quan đó đều đúng, nhưng yếu tố chủ quan về môi trường và những điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh mới thực sự quyết định.

TP.HCM đang lâm vào giới hạn và bộc lộ  nhiều điểm yếu: hạ tầng đô thị quá tải, kẹt xe, ngập nước trở thành hiện tượng thường ngày, ùn ứ không chỉ ở cửa ngõ đón khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, mà còn cả trong việc bốc dỡ hàng hóa, các dịch vụ hậu cần đảm bảo xuất nhập khẩu ở cảng Cát Lái.

Hạ tầng xã hội cũng bất cập, bệnh viện quá tải, trường học chật chội, phòng trọ công nhân lao động thiếu tiện nghi, giá cả thị trường đắt đỏ. Hệ thống giao thông vận tải liên vùng chưa thông suốt, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân khó khăn, cước phí tăng cao.... Kết cấu hạ tầng kỹ thuật như hệ thống tuần hoàn trong cơ thể con người, nếu dòng máu ứ đọng không lưu thông thì tim bị sức ép, uể oải, thiếu sức.

Dân làm ăn ở thành phố hay nói với nhau, “lộ thông thì tài thông”, lộ thành phố chưa thông, tiền-tài chưa chảy về, địa phương có vai trò động lực của cả nước chưa được đầu tư tương xứng thì động lực sẽ bị suy giảm, khó giữ vững năng suất cao nhất nước và không thể khai thác tốt những tiềm năng còn to lớn. Đây là thực trạng đáng lo mà, vì trách nhiệm của mình, chúng tôi không thể không báo cáo trước Quốc hội.

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và ngày nay là thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu, nhân dân thành phố có truyền thống tương thân tương ái, sâu nặng nghĩa tình, luôn gắn bó cùng đồng bào cả nước, nhất là trong những khi hoạn nạn, thiên tai. Càng có điều kiện để phát triển thì thành phố càng quan tâm đền ơn đáp nghĩa, thiết thực sẻ chia. MTTQ TP HCM và các đoàn thể quần chúng xem đây không chỉ là trách nhiệm xã hội mà là đạo lý, là nền tảng văn hóa, cách sống của đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.

Không chỉ là hoạt động cứu trợ, sẻ chia, mà cả bài toán hợp tác kinh tế cùng phát triển và nhiều chương trình chung sức giải quyết an sinh – xã hội bức thiết của địa phương đã được các tỉnh thành cùng thành phố quan tâm phối hợp phát triển mạnh những năm qua.

Từ thời chiến đến thời bình, từ thời bao cấp đến giai đoạn đổi mới, hội nhập, TP.HCM phát triển nhờ sự chung tay xây dựng của đồng bào cả nước cùng nhân dân thành phố, với biết bao trí tuệ, sức lao động, mồ hôi nước mắt, sự đùm bọc, yêu thương. Vì thế, “thành phố nghĩa tình” mà Đảng Bộ TP đưa vào nội dung văn kiện Đại hội Đảng bộ chính là sự tri ân của đảng bộ, nhân dân thành phố mang tên Bác với đồng bào cả nước.

Chúng tôi tâm niệm, TP cần phải “Vượt lên để cùng cả nước tiếp bước", như chắp thêm đôi cánh nối dài hai vùng Đông và Tây Nam Bộ, vươn tới những mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Tô Thị Bích Châu
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI