'Thanh niên bỉm sữa' - thế hệ khó 'bứng' khỏi nhà cha mẹ

24/11/2018 - 06:00

PNO - Con số thống kê người trưởng thành vẫn là “thanh niên bỉm sữa” ở Việt Nam không rõ ràng, nhưng có thể thấy họ trong nhiều gia đình, từ thành thị tới nông thôn.

Đó là những người lớn vẫn ăn cơm mẹ nấu, xin tiền tiêu của cha. Họ, hoặc ở lì trong nhà, không chịu kết hôn; hoặc kết hôn và sinh con thì vẫn “quăng” con cho ông bà nuôi nấng, chăm sóc…

“Đào cơm” mẹ nấu

Theo số liệu của Nhật, đất nước mặt trời mọc có khoảng 4,5 triệu người độ tuổi 35-54 sống cùng cha mẹ vào năm 2016. Những đứa con tóc bạc vẫn sống dựa vào cha mẹ ở Nhật là hậu quả của xu hướng nổi lên từ khoảng hai thập niên trước, khi những người trẻ Nhật tìm kiếm một cuộc sống “vô vi thanh tịnh”, không lo không nghĩ và chỉ trích lối sống gia đình ổn định của các thế hệ đi trước.

Họ từng tôn thờ chủ nghĩa độc thân và chấp nhận bị gọi là kẻ ăn bám, hay là những “ký sinh trùng độc thân”. Tuy nhiên, khi cha mẹ qua đời, cuộc đời của thế hệ thanh niên Nhật Bản “vô vi” trở nên mông lung với tương lai. Họ phải đối mặt với tuổi trung niên không có lương hưu, không trợ cấp xã hội hay tiền tiết kiệm. 

'Thanh nien bim sua' - the he kho 'bung' khoi nha cha me
Nhiều người cả đến khi đầu hai thứ tóc vẫn chỉ là “trung niên bỉm sữa”. (Ảnh minh họa)

Đó là chuyện nước bạn, còn ở Việt Nam, đầy rẫy những câu chuyện cha mẹ già chưa “tống xuất” được con ra riêng. Vô số các cặp vợ chồng không có khả năng nuôi con mà phải dựa vào cha mẹ như chiều chiều về ăn ké cơm, gửi con cho ông bà đưa đón học hành. Nhiều đứa trẻ lớn lên với ông bà, mấy năm không hề gặp người sinh thành vì cha mẹ bận đi làm xa, không thể gồng gánh chúng theo.

Tôi quen chị Phạm Bích Phương (47 tuổi) từ hồi chị còn đi học. Gia cảnh chị từng là ước mơ của nhiều người. Chị sống với bố mẹ trong một biệt thự lớn ở Q.10 (TP.HCM). Có thể nói từ bé cho tới hơn 40 tuổi, chị không phải động tay động chân đến công việc gì, kể cả nấu cơm, lau nhà. 

Tốt nghiệp lớp 12, Bích Phương quyết định ở nhà làm… kinh tế gia đình. Thực chất, ngoài việc ủng hộ con đi học, thì bố mẹ không muốn chị đi làm bất kể việc gì, vì sợ con vất vả. Cô tiểu thơ tuân theo ước nguyện của phụ huynh đại gia: chỉ cần “phụ giúp” bố mẹ “trông coi” mấy mặt bằng cho thuê.

Cách đây hơn tháng, chị Phương gọi cho tôi hỏi về thủ tục ly hôn. Tôi khá ngạc nhiên bởi kể từ lúc chị lập gia đình cách đây 5 năm, chúng tôi không liên lạc và luôn nghĩ chị rất hạnh phúc với anh chồng bằng tuổi.

Thời chúng tôi còn trẻ, bạn bè đồng trang lứa hết vật lộn với sách vở, đến công ăn việc làm, rồi gia đình, Bích Phương dành cả tuổi thanh xuân lượn lờ với hàng hiệu, xe sang, chi tiêu phủ phê. Ngoài “quản lý kinh tế gia đình” kiểu của bố mẹ mong muốn, chị không có môi trường nào khác nữa để… “lớn lên”. Ngay cả bạn bè thân thời phổ thông, cũng dần dần có khoảng cách, bởi chính chị thấy mình thường xuyên lạc lõng giữa những câu chuyện “thời sự đời sống” rất quen thuộc của những người lao động, công chức bình thường đó.

Tôi nhớ, chị khá khó khăn với việc lập gia đình. Với tính tình ham vui, chị chỉ thích hưởng thụ đời sống độc thân sung sướng, thoải mái. Hơn nữa, hầu hết các mối quan hệ khác giới đều khởi phát tại những môi trường mà bản thân chị cũng không dám tiến đến hôn nhân. Vậy nên, cưới chi cho mệt!

Thế nhưng, vào cái tuổi 42, vì “tiếng sét ái tình” hay do đã chán kiếp sống độc thân, chị lại quyết định làm đám cưới. Cuộc hôn nhân chóng vánh đến từ sự mai mối của người anh họ. Chồng Bích Phương nghe nói trước là kỹ sư xây dựng ở Nha Trang nhưng bỏ vào Sài Gòn sống nhờ người chị ruột. Anh này dọn vào ở rể và cũng không thấy động chân động tay làm bất cứ gì, ngoài tiếp tục đến lượt mình “phụ vợ” quản lý mặt bằng cho thuê.

Tình cảm giữa bố mẹ, người chị kế với Bích Phương cũng từ đây mà rạn nứt. Dù mặc cho cô út lên xe xuống ngựa, chẳng phải lo ăn uống tiêu xài, nhưng họ lại hết sức khó chịu với anh chồng lười nhác, ỷ lại. Mâu thuẫn lên đỉnh điểm khi gia đình phát hiện anh chàng này còn lắm “mèo mỡ” bên ngoài. Đó cũng là thời điểm chị Phương gọi cho tôi nhờ tìm luật sư tư vấn làm thủ tục ly hôn. “Xong cái vụ tào lao này, tao sẽ lấy lại một mặt bằng để tự mình kinh doanh quần áo, mày nghĩ được không”, chị hỏi và dĩ nhiên tôi gật gù.

Tương tự, lập gia đình rồi mới lòi ra mình chỉ là đứa “con nít sống lâu” là trường hợp của đứa em trong hội tập gym của tôi năm nay mới 31 tuổi. Sau khi rước vợ về ở chung, anh chàng vẫn mải mê “ghi line” banh bóng. Thỉnh thoảng có “ăn” được vài phần trăm của nhà cái, nhưng ngược lại hắn còn chơi và thua gấp 10 lần số đó. Tốt nghiệp cử nhân sinh học, bố mẹ không yêu cầu cậu ta phải đóng góp tài chính, làm nhiêu cứ giữ lấy mà tiêu. 

Thời gian đầu anh chàng đi làm cho một công ty môi trường, nhưng rồi xin nghỉ với lý do chờ kết hôn giả đi nước ngoài. Việc đó không thành, giờ đành… lấy vợ. Hiện anh chàng con một này đang làm bán thời gian cho một công ty kinh doanh máy lọc nước và kiêm thêm “ghi line” như đã nói, để nuôi vợ đang chửa con so. “Từ khi lập gia đình tới giờ ba má em vẫn cho tiền ăn hai vợ chồng mà, chứ mình em đi làm sao đủ”, hắn cười vô tư.

“Đào vốn” cha mẹ - chuyện quen trên thương trường

Doanh nhân L.H.T. (35 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) tuy đang sở hữu cả một chuỗi nhà hàng cà phê rất hoành tráng tại TP.HCM, nhưng cho tới cơ sở thứ tư sắp khai trương, anh vẫn được trợ vốn 100% từ mẹ. Giới kinh doanh cho rằng, T. vẫn còn “sữa” trên thương trường bởi lúc nào phía sau cũng có “bầu vú” mẹ bơm tiền. Cứ thoải mái đầu tư, từ ý tưởng cho đến quy mô, có lỗ cũng cầm cự vượt qua.

“Có thể họ có phần đúng. Bởi hiện nay kinh doanh khó khăn lắm. Em có khác với những kẻ sống bám gia đình là vì mẹ em đã kịp trang bị nhiều bí quyết trước khi gác kiếm. Thậm chí bà còn khuyên em nên chọn con đường riêng nhưng em chỉ thích tiếp nối kinh doanh hệ thống nhà hàng ăn uống truyền thống của gia đình. Vừa chắc ăn, vừa có thể thực hiện những ý tưởng trước đây của mẹ mà chưa kịp làm”, T. tâm sự.
Theo khảo sát mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Washington D.C., Hoa Kỳ), tỷ lệ người trẻ sống chung với cha mẹ hiện cao nhất trong 75 năm qua. Phụ huynh ở Mỹ ngày càng không thể loại con cái ra ngoài cho nó “tự bơi”. 

Vào năm 2016, có đến 33% người trong độ tuổi 25-29 sống với bố mẹ hoặc ông bà. Con số này gần gấp ba lần so với năm 1970. Tỷ lệ thanh niên không thể rời khỏi gia đình đã tăng đều đặn trong những thập niên gần đây và tăng tốc sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. 

Các nhà nghiên cứu của Pew chỉ ra, gần 20 nguyên nhân khiến tình trạng “ở chung” với bố mẹ “bùng nổ”. Trái ngược với các thế hệ trước, trong giai đoạn hiện nay, người trẻ ít có khả năng có việc làm thu nhập ổn và ít khả năng kết hôn hơn. Họ cũng chỉ ra rằng, không có công việc, không có đối tác, thì việc sống với cha mẹ trở nên “hấp dẫn” hơn rất nhiều.

Cuối năm 2017, tờ The Independent đưa tin thanh niên sống chung với bố mẹ đạt mức cao kỷ lục tại Anh. Cứ 4 người ở độ tuổi 20-34 thì có một người vẫn sống ở nhà.
Đáng chú ý hơn, tỷ lệ đàn ông trẻ tuổi “diện sống dựa” này chiếm cao hơn. Một thống kê khác cho thấy: gần 1/3 (32%) nam giới từ 20 đến 34 tuổi hiện đang sống với cha mẹ, so với chỉ 1/5 (20%) nữ. Số người trong độ tuổi từ 45 đến 64 sống một mình tăng 53% trong giai đoạn1996-2017. Điều này một phần, do dân số tăng kèm theo tỷ lệ ly hôn, độc thân và chưa kết hôn ở tuổi này cũng tăng lên.

Từ Đông sang Tây, có thể thấy chuyện thanh niên “bỉm sữa” đều tạo ra hệ lụy xã hội lớn. Ở nước ngoài luôn có nghiên cứu, thống kê để “bắt mạch, trị bệnh”. Đáng lo là ở ta, vấn đề này dường như vẫn chưa được xem xét nghiêm túc, và thế hệ ông bà nội ngoại tuổi cao sức yếu vẫn oằn mình gồng gánh đám “con mình” và “con của con mình”.

Quốc Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.