Tháng Giêng là tháng… ăn chay

15/02/2022 - 12:00

PNO - Xưa nay, tâm lý chung vẫn là “Vui như tết” nhưng sau tết, không ít người len lén thở dài: “Ơ hay, mình lên cân rồi chăng?”. Do những ngày vui dung nạp quá nhiều thức ăn dầu mỡ, bia bọt xả láng. Vì thế, một trong những cách lấy lại sự thon gọn khá dễ dàng và hợp lý là ăn chay.

Tuy nhiên, nhiều người tặc lưỡi: “Món chay đơn điệu quá, khó ngon miệng”. Có phải thế không? Chuyện này, ta bàn sau. Nhưng về ý nghĩa của việc không ăn mặn ngay sau tết trong dịp “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng” còn có ý nghĩa tâm linh.

Về đề tài này, tôi đã trò chuyện với chị Nguyễn Hồ Tiếu Anh - Giám đốc Công ty Ẩm thực Ngon và Lành, hội viên câu lạc bộ UNESCO Văn hóa Ẩm thực chay, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam và chuyên viên giảng dạy gia chánh tại các trung tâm đào tạo kỹ năng cuộc sống trong và ngoài nước.

Chị Tiếu Anh cho rằng: “Ăn chay không chỉ để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cơ thể được thanh sạch tâm thức trong sáng mà còn là một pháp tu tập lòng từ, ngăn ngừa nghiệp sát nhằm nuôi dưỡng tình thương yêu muôn loài. Ta biết tận dụng các loại thảo mộc phần lớn là thổ sản của địa phương, để chế biến những món chay đơn giản thanh đạm từ củ khoai môn, cọng cải vừa trổ lá non mơ, trái bí xanh còn ướm rốn… hoặc có thể tận dụng dưa cà mướp bí có sẵn trong vườn nhà để chế biến những món chay như gỏi bông chuối xé sợi bóp cùng rau răm thêm muối tiêu chanh thơm lừng, ngon không thua gì sơn hào hải vị”. 

Chị Nguyễn Hồ Tiếu Anh (trái) hiện là Giám đốc Công ty Ẩm thực Ngon và Lành
Chị Nguyễn Hồ Tiếu Anh (trái) hiện là Giám đốc Công ty Ẩm thực Ngon và Lành

Suy nghĩ này, hẳn nhiều người đồng tình. Và sau khi tìm hiểu, tôi ngạc nhiên khi thấy thực đơn chay rất đa dạng, phong phú chứ không như mình đã nghĩ. 

Có thể kể đến mâm chay ngũ phúc của người Việt với tên gọi như nem rán, chả giò tứ quý, khoai môn lăn cốm, chả ngô non, gỏi bưởi thanh nhiệt, nộm su hào, vả trộn thập vị nhân duyên, nấm tươi bóp thấu, phở cuốn ngũ sắc, nấm xúc bánh tráng, bún thang, canh kiểm chay, bún gạo lứt, nấm tiềm vị bổ, cà ri khoai sọ, xôi lá cẩm đậu xanh, chè hoa cau sắn dây… Tôi hiểu là từ những thực phẩm bình thường nhưng quý bà nội trợ từ bàn tay khéo léo có thể chế biến trở thành món ăn ngon. 

Tại sao ngon? 

Chị Tiếu Anh cho biết, ngay từ thuở chị lên mười đã được bà ngoại và mẹ là nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh cho vào bếp phụ việc. Một trong những ký ức khó quên đối với người sinh ra và lớn lên tại Huế, trong gia đình cũng là Phật tử thuần thành là: “Những ngày giỗ, ngày tết, mẹ tôi đều làm cỗ chay, trước là để dâng lên tổ tiên sự hiếu kính tưởng nhớ công đức các bậc trưởng tôn đã quá vãng, sau để có dịp con cháu có buổi đoàn viên trong không khí ấm áp cùng gia đình bằng mâm cơm chay thanh tịnh ngày đầu xuân.

Theo lệ thì nhà tôi ngoài mâm cỗ chay đưa, rước ông bà, mỗi năm còn có thêm bốn, năm cái giỗ mà người Huế thường gọi là kỵ. Với mẹ tôi thì việc chuẩn bị mâm cỗ chay ngày tết thường tốn công hơn làm cỗ mặn, các nguyên liệu thảo mộc được chế biến công phu và tinh khiết… Những mâm cỗ chay mà mẹ tôi thường gọi là “cỗ lợt” (tức cỗ lạt) có đủ các món gói, trộn, chiên, xào, kho, nướng, canh, xúp… mà mỗi món một chút được bài trí công phu, đẹp mắt.

Tôi hình dung mỗi món chay là một đóa hoa tâm kết nối giữa người nấu và các đấng thiêng liêng. Đặc biệt trong mâm cỗ cúng đầu năm, mẹ tôi dạy phải chọn những nguyên liệu thực vật thượng hạng, tươi tốt và tỉ mỉ từng ly từng tí. Chẳng hạn, món đậu cove xào thì phải là trái đậu vừa móng chim, như thế mới có đĩa đậu xào chay ngon giòn tươi ngọt. Với các món chay nấu từ  hạt sen thì chọn sen hồ Tịnh Tâm hay sen Phú Mộng mới thơm ngon. Bánh lá chay gói bằng lá dong nhân đậu xanh, bột bánh phải mỏng và phải để ý chính sóng lá để khi lột ra mới thành hình ngọn lá được xếp thành hình rẽ quạt rất đẹp. Món ram cánh phượng chiên giòn được chọn từ những cánh hoa phượng Huế mới nở vừa ngọt vừa bùi.

Với các món chè cúng đầu năm, mẹ tôi thường nấu chè đậu, chè sen và mẹ tôi dặn không nên nấu chè kê do kiêng kỵ, vì nói như người Huế: “Cái tội mê mê như kê lộn đầu”. Tôi thích nhất là được phụ mẹ làm các món bánh Huế, vừa được học tất cả các món bánh quê hương, tinh xảo, công phu và vừa được nghe kể những câu chuyện ý nghĩa của từng món bánh.

Quan niệm của mẹ tôi cũng như người miền Trung, mâm cỗ ngày tết nhà nào cũng có ít nhiều bánh sen tán, bánh phục linh, bánh hột sen gói giấy ngũ sắc tượng trưng cho sự hài hòa của ngũ hành trong trời đất, hoặc bánh trái cây bắt hình trái đào, trái đu đủ, trái mãng cầu để sau cúng là cấp, mỗi người trong gia đình được chọn món bánh mình ưa thích như sự mong cầu an vui cả năm. 

Ấn tượng nhất là làm  món bánh thuẫn nở để đoán vui, điềm may mắn trong năm,  bánh được làm từ bột mì tinh, hột gà, bột nổi và đường. Tất cả đánh chung rồi cho vào khuôn nướng nở xốp như cái mũ cao bồi. Ấy vậy mà đôi khi bánh lại bị “chai tịt”, xem như “không may” cả năm.

Ký ức tôi tìm về hương vị mâm cỗ chay ngày tết với những món cúng thanh sạch thơm ngon ngọt lành kết hợp với nét tinh hoa nghệ thuật mang đặc trưng tính nghi lễ, nhất là vào dịp tết  được mẹ tôi trao truyền những kinh nghiệm, trong đó, trọng đức hiếu sinh, chứa đựng tâm sức của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Từ ký ức này, theo chị Tiếu Anh, mâm chay phải tạo ra màu sắc hài hòa khi trang trí. Chẳng hạn hình ảnh bông hoa điểm xuyết thêm thì phải sử dụng chính nguyên liệu đó, chén đĩa sử dụng phải đồng bộ… Tuy nhiên còn có thêm điều quan trọng hơn cả được chị Tiếu Anh chia sẻ: “Dù nguyên liệu mộc mạc, thanh đạm nhưng với bàn tay khéo léo, đức tính cần kiệm và khi nấu người phụ nữ Việt luôn đặt cái tâm, cái tình vào nên món ăn rất tinh tế, đó là cách gửi gắm lòng yêu thương của người nấu cho các thành viên gia đình”.

Vâng, chính vì thế món chay càng ngon hơn nữa, đúng không ạ? Ngày xưa kia, người Việt mình có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nay ta có thể tâm nguyện: “Tháng Giêng là tháng ăn chay”, tại sao không bạn ơi! 

Lê Minh Quốc
 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.