Tháng Chạp, người Nam bộ đi tảo mộ ông bà

18/01/2020 - 07:26

PNO - Bắt đầu từ Hai mươi tháng Chạp, người Nam bộ sẽ đi tảo mộ ông bà, tổ tiên. Đây là một nét đẹp văn hóa đáng trân quý, nhắc nhở con cháu có bổn phận hướng về nơi chôn nhau cắt rốn, không quên cội nguồn.

Văn hoá tảo mộ là sợi dây tinh thần gắn kết thế hệ đi sau với thế hệ đi trước, nhắc nhở chúng ta không được quên cội nguồn. Ảnh: Thanh Huyền.
Văn hoá tảo mộ là sợi dây tinh thần gắn kết thế hệ sau với thế hệ trước, nhắc nhở chúng ta không được quên cội nguồn. 

Ngày nay, tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển nhưng không xóa mờ tập tục lâu đời này. Người dân TPHCM dù bận đến mấy cũng thu xếp thời gian về quê tảo mộ ông bà.

Trước Tết dù bận tới đâu người dân Nam bộ cũng thu xếp ra quét dọn, viếng thăm phần mộ của ông bà. Ảnh: Thanh Huyền.
Trước tết, dù bận tới đâu người dân Nam bộ cũng thu xếp thời gian để quét dọn, viếng thăm phần mộ ông bà. 

Tùy sự thay đổi của hoàn cảnh, quan niệm, nhiều gia đình lựa chọn hình thức hỏa táng thay vì thổ táng (chôn cất), họ sẽ thăm viếng phần "mộ" ông bà đang nương nhờ cửa Phật, gửi gắm nơi chùa chiền.

Khi đi tảo mộ, người ta sẽ làm gì? Con cháu sẽ quét dọn, nhổ cây cỏ dại mọc gần phần mộ, sửa sang, sơn phết, trang hoàng “ngôi nhà” của cha ông, thắp nhang, cúng giấy tiền vàng bạc mời ông bà về cùng vui tết sum vầy với con cháu.

Lễ tảo mộ là dịp những người con sau cả năm trời bôn ba, bươn trải mưu sinh được quay về giãi bày, kể cho ông bà nghe những câu chuyện vui buồn của bản thân, dòng họ . Ảnh: Thanh Huyền.
Lễ tảo mộ là dịp để những người con sau một năm bôn ba, bươn trải mưu sinh quay về giãi bày, kể cho ông bà nghe những câu chuyện vui buồn của bản thân, dòng họ. 

Trong suy nghĩ của người dân nơi đây, ông bà khuất núi chỉ như… dọn sang ở “nhà mới”. Tết cổ truyền là tết của tình thân, đoàn tụ nên con cháu không thể không cung kính mời ông bà về chung vui, hưởng bữa cơm gia đình đầm ấm với mình.

Mỗi dịp đi tảo mộ cũng là cơ hội cho con cháu sau một năm mưu sinh, bôn ba được giãi bày, tâm sự với ông bà về vui buồn, thăng trầm mình trải qua trong cuộc sống.

Văn hoá tảo mộ như sợi dây tinh thần gắn kết thế hệ sau với thế hệ trước, nhắc nhở chúng ta luôn khắc ghi “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn/ Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

Các vùng miền có tập tục, văn hoá khác nhau nhưng dù ở đâu trên mọi miền đất nước, nhân dân ta vẫn luôn nằm lòng câu “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”.

Bài, ảnh: Thanh Huyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI