Thân nhân cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo phủ nhận cáo buộc "Hồ sơ Panama"

17/05/2016 - 07:44

PNO - Gia đình cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phủ nhận có tham gia đầu tư với tỉ phú người Mỹ trong một công ty nằm trong "Hồ sơ Panama".

Ngày 16/5, tờ South China Morning Post cho biết gia đình ông Ôn Gia Bảo tố đài VOA đã đăng tin người nhà của ông Ôn Gia Bảo tham gia đầu tư với một tỉ phú người Mỹ trong một công ty nằm trong "Hồ sơ Panama" là vô căn cứ và hoàn toàn thêu dệt.

Trả lời South China Morning Post, một nguồn tin giấu tên thân cận với gia đình ông Ôn nói “Gia đình của ông Ôn không có mối liên hệ nào với ông Tom Steyer và tham gia vào các hoạt động của ông ta. Họ không tham gia bất kỳ hoạt động đầu tư nào thông qua công ty ở nước ngoài”.

Theo nguồn tin này, gia đình ông Ôn cảm thấy bị xúc phạm bởi bài báo của VOA và họ bảo lưu quyền kiện đài này.

Theo bài tường thuật mới đây trên trang web tiếng Hoa của đài VOA, một tỉ phú tên Tom Steyer đã đầu tư cùng với người nhà của ông Ôn Gia Bảo vào một công ty ở đảo Virgin (lãnh thổ thuộc Anh).

Tom Steyer là người sáng lập và cựu tổng giám đốc của Farallon Capital Management, một công ty đầu tư ở San Francisco (Mỹ). Ông này cũng là một nhà tài trợ của đảng Dân chủ (Mỹ).

Than nhan cuu thu tuong On Gia Bao phu nhan cao buoc
Quần đảo Virgin - Thiên đường thuế 'thống trị' Hồ sơ Panama liên quan

Tờ Washington Free Beacon của Mỹ cho biết năm 2008, một công ty được Steyer thành lập đã đầu tư vào công ty quảng cáo bảng hiệu của Trung Quốc có tên là Skyflying Media.

Số vốn đầu tư này được chuyển vào một công ty khác có tên là EMarket, được thành lập tại quần đảo Virgin, theo "Hồ sơ Panama". Trong khi đó, một công ty cổ phần mà con trai của ông Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Thông đồng sáng lập cũng đầu tư vào EMarket. Được biết, công ty này là công ty cổ phần tư nhân Hồng Kông New Horizon Capital được sáng lập vào năm 2005.

Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế cũng xác định ông Yu Jianming, giám đốc của EMarket chính là một trong những đồng sáng lập của New Horizon.

Theo "Hồ sơ Panama", thân nhân của ít nhất 9 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ở Trung Quốc có tham gia vào các công ty ở nước ngoài. Tuy vậy thành lập công ty ở nước ngoài không phải là hoạt động bất hợp pháp ở Trung Quốc.

Sau khi Hồ sơ Panama được công bố, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc bắt đầu tiến hành điều tra trong nội bộ đảng đối với các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên.

Các nhà quan sát cho rằng động thái này cho thấy lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đang dựa vào vụ Hồ sơ Panama để làm rõ số lượng quan chức cấp cao và người thân của họ có công ty ở nước ngoài.

Than nhan cuu thu tuong On Gia Bao phu nhan cao buoc
Chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ của Tập Cận Bình đã vây bắt được vô số "hổ lớn"

Trước đó, báo chí nước ngoài liên tục tung ra thông tin liên quan đến tài sản của người thân nhiều nhân vật cấp cao ở Trung Quốc xuất hiện trong Hồ sơ Panama, trong đó có 8 đương kim hoặc cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc và người thân của họ bị cho là sở hữu nhiều tài sản ở nước ngoài.

Việc những quan chức và thân nhân có liên quan đến các công ty hoạt động ở những “thiên đường thuế” như Panama hay quần đảo Virgin (Anh) đã khiến dư luận một phen xôn xao.

Đặc biệt là khi chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” do Chủ tịch Tập Cận Bình mạnh tay thực thi ngay sau đại hội XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) vẫn đang diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc. 

Trung Quốc tăng tốc cỗ máy phủ nhận phán quyết Biển Đông

 Minh Châu ( Tổng hợp )

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI