Tham vọng chính trị, hôn nhân không thành của Obama trong cuốn sách tranh cãi

11/05/2017 - 06:00

PNO - Dù đã rời Nhà Trắng, thông tin về đời sống yêu đương và các chi tiết đời tư của ông Obama vẫn bị khuấy lên một cách ồn ào và gây tranh cãi.

Cuốn sách gây tranh cãi hay chỉ là chiêu trò dễ dãi?

“Rising Star: The Making of Barack Obama” của David J. Garrow, một người từng đoạt giải thưởng Pulitzer, không phải là một cuốn tiểu sử chính trị thông thường.

Với 1.461 trang, tác giả mất 9 năm để hoàn thành nó.

Tham vong chinh tri, hon nhan khong thanh cua Obama trong cuon sach tranh cai
Rời Nhà Trắng nhưng đời tư của Tổng thống Obama vẫn thu hút sự chú ý của công chúng.

Ngoài ra, sách còn chứa nội dung những cuộc phỏng vấn dài với Sheila Miyoshi Jager - người từng là bạn gái của Obama và tiết lộ chuyện ông đã cầu hôn cô hai lần.

Thông tin về đời sống yêu đương và hành vi sử dụng ma túy của cựu tổng thống Obama trong cuốn sách khiến nó trở thành đề tài hấp dẫn đối với giới truyền thông.

Song việc Garrow chỉ dựa vào thông tin từ phía Jager để viết cuốn sách là điều Michiko Kakutani, một nhà báo gạo cội của tờ New York Times, phê phán kịch liệt. Nhiều người từng viết tiểu sử Obama cũng có thái độ như Kakutani.

Hôm 5/5, David Maraniss, một người trong số họ, viết trên Twitter: “Tôi sẽ chỉ nói câu này một lần.

David Garrow, tác giả cuốn tiểu sử mới về Obama, là một đối thủ kém cỏi, dễ dãi trong công việc, đê tiện. Anh ta khác xa những đối thủ mà tôi từng biết”.

Tham vong chinh tri, hon nhan khong thanh cua Obama trong cuon sach tranh cai
 

Tranh cãi về cuốn tiểu sử mới của Obama nổ ra trong bối cảnh cựu tổng thống bắt đầu xây dựng sự nghiệp của ông thời hậu Nhà Trắng.

Tuần này, ông công bố ý tưởng thiết kế thư viện và bảo tàng mang tên ông ở thành phố Chicago, đồng thời tung ra một video để thể hiện sự ủng hộ đối với Emmanuel Macron, chính trị gia 39 tuổi vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp.

Hôm 7/5, cựu tổng thống 55 tuổi phát biểu lần đầu trước công chúng từ khi rời Nhà Trắng trong lễ nhận giải thưởng Tấm gương can đảm John F. Kennedy.

Ông không chỉ trích trực tiếp người kế nhiệm, Tổng thống Donald Trump, trong bài phát biểu.

Nội dung cuốn tiểu sử do Garrow viết giúp độc giả hình dung sự mong manh của di sản mà Obama để lại. 

Yếu tố thu hút sự chú ý của công chúng trong tác phẩm là Jager, hiện là giáo sư bộ môn nghiên cứu Đông Á tại Đại học Oberlin ở bang Ohio.

Hình bóng cố nhân và hai lần bị khước từ

Garrow mô tả những lần Obama và Jager quen nhau ở Chicago trong những năm giữa thập niên 80, sống chung và thường xuyên nói về hôn nhân.

Tham vong chinh tri, hon nhan khong thanh cua Obama trong cuon sach tranh cai
Giáo sư Sheila Miyoshi Jager - cố nhân của cựu Tổng thống Barack Obama. Ảnh: Tanya Rosen-Jones

Cuốn sách có đoạn: “Trong những buổi tối ở căn hộ rộng rãi tại South Harper, Barack Obama đọc sách văn, chứ không phải sách lịch sử, còn Jager đọc giáo trình để giết thời gian.

Tất nhiên, cuộc sống chung của họ còn nhiều khía cạnh khác. Barack Obama là người sống tình cảm và coi trọng chuyện hoà hợp về thể xác. Ân ái là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ của họ. Jager công nhận điều đó”.

Jager kể rằng, vào mùa đông năm 1986, Obama ngỏ lời cầu hôn cô. Song khi hai người về nhà của Jgaer, Obama gặp cha của cô và người bạn thân của cha. Cả hai người đều là những ủng hộ đảng Cộng hòa.

Cuộc gặp diễn ra theo chiều hướng xấu. Họ thảo luận về chính trị và, ít nhất là theo quan điểm của người bạn ông bố, Obama đã đuối lý. Ngay sau đó, cha của Jager phản đối lời cầu hôn của Obama.

Năm tiếp theo, theo lời Jager, Obama thay đổi theo hướng sẵn sàng đón nhận định mệnh lớn lao.

“Anh ấy trở nên rất khác thường, cực kỳ tham vọng. Sự chuyển biến ấy xảy ra chỉ trong vài tháng.

Tôi nhớ rất rõ khi sự thay đổi xảy ra, đặc biệt vào năm 1987 - khoảng một năm từ khi chúng tôi khởi đầu quan hệ yêu đương - anh ấy đã đặt mục tiêu trở thành tổng thống”, Jager kể.

“Hai người vẫn tiếp tục bàn chuyện hôn nhân, nhưng quá trình thảo luận chịu ảnh hưởng bởi sự dày vò của Obama đối với vấn đề trọng tâm của cuộc đời ông.

Tham vong chinh tri, hon nhan khong thanh cua Obama trong cuon sach tranh cai
Tổng thống Barack Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama tài sắc vẹn toàn.

Xuất thân da màu là yếu tố trực tiếp khiến ông muốn theo đuổi sự nghiệp chính trị và khao khát trở thành người quyền lực nhất thế giới”, Garrow viết trong cuốn tiểu sử.

Cuốn tiểu sử khẳng định rằng ngay cả khi Obama gặp Michelle Robinson, một luật sư chuyên mảng doanh nghiệp, ông vẫn thi thoảng gặp Jager trong khoảng một năm.

“Tôi luôn cảm thấy buồn vì chuyện đó”, Jager tâm sự. Tác giả Garrow đưa ra nhận định gây tranh cãi cho rằng, việc Obama hướng về Michelle, một người Mỹ gốc Phi, chứ không phải Jager, một người có hai dòng máu Hà Lan và Nhật Bản, xuất phát từ động cơ chính trị.

Jager không xuất hiện trong cuốn hồi ký hút khách của Obama - “Dream from My Father”.

Cựu tổng thống “gộp chung” Jager cùng hai bạn gái cũ thành một bóng hình duy nhất, xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm.

 “Tôi không hiểu lý do khiến anh ấy viết như thế. Nhiều đoạn trong sách là bản sao của những lá thư Obama gửi cho tôi.

Với tôi, việc anh ấy dùng những thư tình dành cho tôi để viết sách rồi bỏ tôi ra khỏi cuốn hồi ký là hành vi nực cười”, Jager nói.

Thái Dương (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI