Tham quan Bến Nhà Rồng

04/12/2024 - 11:59

PNO - Nơi đây, ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM.

Bến Nhà Rồng có vị trí đắc địa khi nằm sát bờ sông Sài Gòn, mặt tiền hướng thẳng ra cột cờ Thủ Ngữ, bến Bạch Đằng (quận 1), phía đông giáp sông Sài Gòn, đây cũng là khu vực neo đậu của nhiều du thuyền du lịch nổi tiếng của TPHCM về đêm.
Bến Nhà Rồng có vị trí đắc địa khi nằm sát bờ sông Sài Gòn, mặt tiền hướng thẳng ra cột cờ Thủ Ngữ, bến Bạch Đằng (quận 1). Nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc bấy giờ lấy tên Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.
Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà Rồng (1862), được cải tạo làm Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1979, nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan trưng bày về “Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đến tháng 10 năm 1995, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định đổi tên khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM.
Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà Rồng (1862), được cải tạo làm Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1979, nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan trưng bày về “Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đến tháng 10/1995, UBND TPHCM ra quyết định đổi tên khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM.

Bảo tàng còn là nơi sinh hoạt chính trị, tổ chức hội thảo, tọa đàm, dâng hương, dâng hoa; là địa điểm sinh hoạt họp mặt, giao lưu, kết nạp Đảng, Đoàn, Đội, nơi ra quân của nhiều phong trào thi đua yêu nước...; là địa điểm tham quan yêu thích của bạn bè năm châu mỗi khi đến với thành phố mang tên Bác. Sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) về tham quan bảo tàng.
Bảo tàng còn là nơi được chọn để tổ chức các hoạt động: họp mặt, học tập, kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; nơi ra quân của nhiều phong trào thi đua yêu nước...; và là địa điểm tham quan yêu thích của bạn bè năm châu mỗi khi đến với thành phố mang tên Bác.

Trong ảnh: Sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) về tham quan bảo tàng.
Sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) về tham quan bảo tàng.

Các bạn trẻ thích thú khi được tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác và lịch sử dân tộc qua những bức tranh vừa độc đáo vừa mang ý nghĩa sâu sắc.
Bạn trẻ thích thú khi được tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác và lịch sử dân tộc qua những bức tranh vừa độc đáo vừa mang ý nghĩa sâu sắc.

Một góc phòng chứa đụng những hình ảnh của Bác trong những năm bôn ba nơi xứ người
Những hình ảnh của Bác được khắc họa lại bằng tranh sơn dầu, miêu tả cuộc đời của Người những năm tháng bôn ba nơi xứ người và khi về nước để cùng đồng bào kháng chiến.

Bức tượng Bác Hồ bắt tay với ông Tôn Đức Thắng
Bức tượng Bác Hồ bắt tay với bác Tôn Đức Thắng được đặt tại một vị trí trang trọng, xung quanh là những tấm hình ghi lại những khoảnh khắc Bác trong những chuyến công tác trong và ngoài nước.

Một kỷ vật được trưng bày cẩn thận trong tủ kính chính là chiếc áo
Kỷ vật được trưng bày cẩn thận trong tủ kính chính là chiếc áo khoác và chiếc ghi lê mà Người đã từng mặc.

Khu vực trưng những huân chương, danh hiệu mà Người được nhận, bên cạnh đó không thể bỏ qua 2 bức chân dung của Bác được tặng cho các chiến sĩ khi bước vào chiến dịch Mậu Thân Xuân 1968 (bên trái) và ông Nguyễn Văn Hoanh 1962 (bên phải).
Khu vực trưng bày những huân chương, danh hiệu mà Người được nhận, bên cạnh đó là 2 bức chân dung của Bác được tặng cho các chiến sĩ khi bước vào chiến dịch Mậu Thân Xuân 1968 (bên trái) và ông Nguyễn Văn Hoanh 1962 (bên phải).

Góc tường chứa đựng những bức ảnh kỷ niệm của Bác trong thời kháng chiến, ngoài ra còn có Chiếc máy đánh chữ cùng bút, kính và chiếc nón sắt từng được Bác Hồ dùng trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc được trưng bày trang trọng ở bảo tàng. Đây là những vật dụng quen thuộc gắn liền với cuộc sống hàng ngày của Bác Hồ khi còn sống.
Những bức ảnh về Bác, ngoài ra còn có chiếc máy đánh chữ cùng bút, kính và chiếc nón sắt từng được Bác Hồ dùng trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc được trưng bày trang trọng.

Chiếc xe hơi hiệu Peugeot cổ điển mà Bác được một Việt kiều Pháp tặng vào năm 1904.
Chiếc xe hơi hiệu Peugeot cổ điển từng được sử dụng phục vụ Bác.

Bức tranh về Bác được làm từ hơn 10000 bức ảnh nhỏ khác nhau, trong đó có hơn 5000 bức ảnh về các cảnh đẹp của 63 tỉnh thành khắp cả nước.
Chân dung Bác được thực hiện từ hơn 10.000 bức ảnh nhỏ khác nhau, trong đó có hơn 5.000 ảnh về các cảnh đẹp của 63 tỉnh thành trong nước.

Bửu Đạt - Ảnh: Myngoc Vo

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI