Thăm nhà sàn cổ hơn 100 năm tuổi của vua săn voi

21/05/2023 - 08:21

PNO - Ngôi nhà sàn cổ hơn 100 năm tuổi gắn liền với huyền thoại vua săn voi ở Buôn Đôn là điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nhắc đến các điểm thăm quan du lịch tại xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), nhiều người liền nghĩ đến căn nhà sàn cổ của ông Y Thu Knul (1828 -1938) – người được mệnh danh là ông tổ nghề săn voi và có công khai phá, mở đất, lập ra vùng Buôn Đôn.
Ngôi nhà sàn cổ của ông Y Thu Knul (1828-1938) - người được mệnh danh là ông tổ nghề săn voi và có công khai phá, mở đất, lập ra vùng Buôn Đôn - là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách.
 Trèo lên cầu thang, cởi giày dép bỏ bên ngoài rồi bước vào nhà. Việc đầu tiên bạn hãy đọc những thông tin về ngôi nhà từ những trang giấy dán rải rác trên vách. Xin chép nguyên văn tiêu đề:
Trước khi bước vào nhà sàn cổ, du khách được yêu cầu để giày, dép ở ngoài.
Theo gia phả, ngôi nhà cổ được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, theo kiến trúc chùa tháp của phong tục Lào – Thái.
Ngôi nhà tọa lạc tại xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, theo kiến trúc chùa tháp của Lào - Thái.
Nhà có 3 gian, 3 mái chóp nhọn. Được khởi công vào ngày 7.10.1883, hoàn thành ngày 19.2.1885 và cúng tân gia vào ngày 19.3.1885.
Nhà có 3 gian, 3 mái chóp nhọn, được khởi công vào ngày 7/10/1883, hoàn thành ngày 19/2/1885. Để hoàn thành ngôi nhà này, 18 con voi đực đã được huy động để khai thác và kéo gỗ. 14 thợ mộc lành nghề do ông Tha Vi Vông Khăm Sao (một nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào) chịu trách nhiệm thiết kế và làm thợ cả.
 Để lợp mái, người ta phải đẽo 8.726 miếng gỗ cà chít (2 cm x 12 cm x 35 cm) để làm ngói lợp, tốn khoảng 7,5 m3 gỗ. Giá trị của căn nhà tính vào thời điểm đó ngang với 12 con voi có cặp ngà dài, quy đổi giá trị hiện nay mỗi con voi đực lớn giá khoảng 60-70 triệu đồng (chưa tính giá trị cặp ngà). Riêng cúng tân gia đã có 22 con trâu bị mổ thịt.
Để lợp mái, người ta phải đẽo 8.726 miếng gỗ cà chít (2cm x 12cm x 35cm) để làm ngói lợp, tốn khoảng 7,5m3 gỗ. 
 Điểm độc đáo nhất của ngôi nhà là mái được lợp hoàn toàn bằng ngói gỗ. Các viên ngói được làm thủ công rất công phu.
Điểm độc đáo nhất của ngôi nhà là mái được lợp hoàn toàn bằng ngói gỗ. 
Bên trong ngôi nhà sàn cổ lưu giữ  giữ nhiều kỷ vật của các vua voi nhiều thế hệ
Bên trong nhà còn lưu giữ nhiều kỷ vật của các vua voi nhiều thế hệ.
Sợi dây da trâu – dụng cụ chính của thợ săn voi, dùng làm dây thòng lọng để săn bắt voi rừng. Dây rất bền và chắc, nếu để buộc ở ngoài trời phải nắng mưa, dây vẫn có thể chịu đựng được trên 100 năm không mục nát.
Sợi dây da trâu - dụng cụ chính của thợ săn voi - dùng làm dây thòng lọng để săn bắt voi rừng. Dây rất bền và chắc, nếu để buộc ở ngoài trời nắng mưa, dây vẫn có thể chịu được trên 100 năm không mục nát.
Tấm nệm lót bành voi làm từ da min (trâu rừng) dùng cho thợ săn đã có kinh nghiệm và phải săn được đủ 72 con voi trở lên mới được ngồi trên tấm nệm này.
Tấm nệm lót bành voi làm từ da min (trâu rừng) dùng cho thợ săn đã có kinh nghiệm và phải săn được đủ 72 con voi trở lên mới được ngồi trên tấm nệm này. 
Hủ thông kê số lượng voi bắt được trong suốt cuộc đời đi săn của một thợ săn voi. Trong hủ, chừng 10 thanh gỗ dài khoảng 20cm được đẽo tròn như chiếc đũa. Mỗi khi săn được một con voi, sau khi làm lễ cúng nhập buôn làng, người ta lại mở hũ ra lấy một thanh gỗ rồi khắc một khấc vào thanh gỗ như những chiếc răng cưa. Cho đến khi tuổi già, bỏ nghề không đi săn được nữa, người ta mới lấy ra đếm xem trong suốt cuộc đời mình đi săn đã bắt được bao nhiêu con voi căn cứ vào những nấc khắc trên thanh gỗ.
Hũ thống kê số lượng voi bắt được trong suốt cuộc đời đi săn của một thợ săn voi. Trong hũ, chừng 10 thanh gỗ dài khoảng 20cm được đẽo tròn như chiếc đũa. Mỗi khi săn được một con voi, sau khi làm lễ cúng nhập buôn làng, người ta lại mở hũ ra lấy một thanh gỗ rồi khắc một nấc vào thanh gỗ như những chiếc răng cưa. Cho đến khi không đi săn được nữa, người ta lấy ra đếm xem trong suốt cuộc đời đi săn đã bắt được bao nhiêu con voi (căn cứ vào những nấc khắc trên thanh gỗ).
Chiếc mâm đồng – kỷ vật duy nhất của ông tổ săn voi Pattha – Mavông (hay có tên địa phương là Y Thu Knul) còn để lại. Mâm đồng được dùng để đặt các lễ vật cúng thần rừng, thần sông mỗi khi xuất phát đonà quân đi bắt voi rừng và lễ cúng làm thủ tục nhập buôn làng để chính thức trở thành voi nhà cho các chú voi sau khi đã được thuần dưỡng thuần thục.
Chiếc mâm đồng - kỷ vật duy nhất của ông tổ săn voi Y Thu Knul còn để lại. Mâm đồng được dùng để đặt các lễ vật cúng thần rừng, thần sông mỗi khi xuất phát đoàn quân đi bắt voi rừng và lễ cúng làm thủ tục nhập buôn làng để voi rừng chính thức trở thành voi nhà sau khi đã được thuần dưỡng.
Thanh kiếm vua Bảo Đại tặng vua voi Ama Pợ Pho Khăm Súc - tù trưởng cao nguyên, cháu ruột và là người kế tục sự nghiệp của vua voi Y Thu Knul. Theo lời kể, vào khoảng năm 1942 - 1943, khi đi săn ở rừng Mêvan (nay thuộc huyện Cư M’ga, tỉnh Đắk Lắk), vua Bảo Đại bị một con voi hoang dã tấn công. Lúc này, Ama Pợ Pho Khăm Súc đã dùng kiếm của vua để chiến đấu với voi rừng. Sau đó, vua Bảo Đại tặng lại thanh kiếm này cho ông và đặt tên là kiếm hộ mệnh.
Thanh kiếm vua Bảo Đại tặng vua voi Ama Pợ Pho Khăm Súc - tù trưởng cao nguyên, cháu ruột và là người kế tục sự nghiệp của vua voi Y Thu Knul. Theo lời kể, vào khoảng năm 1942-1943, khi đi săn ở rừng Mêvan (nay thuộc huyện Cư M’ga, tỉnh Đắk Lắk), vua Bảo Đại bị một con voi hoang dã tấn công. Lúc này, Ama Pợ Pho Khăm Súc đã dùng kiếm của vua để chiến đấu với voi rừng. Sau đó, vua Bảo Đại tặng lại thanh kiếm này cho ông và đặt tên là kiếm hộ mệnh.
 Góc trưng bày những kỷ vật, đồ nghề săn voi của vua voi Y Thu Knul và những người kế tục.
Góc trưng bày những kỷ vật, đồ nghề săn voi của vua voi Y Thu Knul và những người kế tục bên trong nhà sàn cổ.
 Y Prung Êban (tên thường gọi là Ama Kông, 1909-2012) là cháu của vua voi Y Thu Knul, con rể của vua voi Ama Pợ Pho Khăm Súc và cũng là truyền nhân cuối cùng nghề săn voi ở Buôn Đôn. 13 tuổi ông là thợ phụ trong đoàn săn voi và 17 tuổi là thợ chính. Trong cuộc đời mình ông đã săn được 298 voi rừng trong đó có 3 bạch tượng - một loài voi trắng quý hiếm. Chuyến săn voi cuối cùng của Ama Kông diễn ra vào năm 1996; ông bắt được 7 con voi. Sau đó ông chuyển sang làm huấn luyện voi cho rừng quốc gia Yok Đôn. Ama Kông qua đời ở tuổi 103.
Y Prung Êban (tên thường gọi là Ama Kông, 1909-2012) là cháu của vua voi Y Thu Knul, con rể của vua voi Ama Pợ Pho Khăm Súc và cũng là truyền nhân cuối cùng nghề săn voi ở Buôn Đôn. Trong cuộc đời mình, ông đã săn được 298 con voi rừng. 
Du khách đến thăm quan, tìm hiểu về nghề săn voi ở Buôn Đôn
Du khách đến tham quan nhà cổ, tìm hiểu về nghề săn voi ngày xưa ở Bản Đôn.
Thời gian qua, ngôi nhà sản cổ là điểm thăm quan thú vị của nhiều du khách.
Du khách chụp hình kỷ niệm tại ngôi nhà sàn cổ.
Du khách chụp ảnh kỷ niệm tại nhà sàn cổ.

Văn Nguyên 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI