Thăm làng đúc đồng một thời nức tiếng xứ Đàng Trong

24/02/2015 - 07:48

PNO - PN - Cách đây vài thế kỷ, Phường Đúc ở thành phố Huế là một công xưởng đúc đồng lớn, hoạt động nhộn nhịp, cung cấp cho Đàng Trong và triều đình nhà Nguyễn những sản phẩm bằng đồng quan trọng như binh khí, đồ lễ nghi,...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Hiện nay, Phường Đúc chỉ còn quần tụ trong 5 xóm nhỏ với những tên gọi riêng: Giang Đình, Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Trường Đồng mà người vùng này vẫn quen gọi là 5 dãy thợ đúc.

Từ thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã từng nhắc đến người Kinh (Kinh Nhơn) và người địa phương (Bổn Bộ) với những sản phẩm bằng đồng khéo tay.

Thời bấy giờ, thợ giỏi ở khắp nơi tập trung về phủ Chúa thành các đội lính thợ trong các ty, cục và cùng làm việc trong một công trường chung (Trường Đồng).

Từ dòng họ Nguyễn đầu tiên đến đây vốn gốc gác ở Bắc Ninh mà ông Nguyễn Văn Lương là ông tổ khai nghiệp, rất nhiều người ngoại tộc đã trở thành rể các chủ lò họ Nguyễn và được truyền nghề như họ Tống, họ Lê, họ Huỳnh…

Lớp hậu duệ này đã trở thành những truyền nhân xứng đáng, góp phần làm nên tiếng tăm của một làng nghề.

Phường Đúc hiện nay có trên 40 lò với các sản phẩm rất đa dạng, từ đồ lễ nghi như tượng, tráp, quả…cho đến đồ gia dụng như ống bút, bình hoa, soong, nồi, chảo…

Hiện nay, đa phần nghệ nhân Phường Đúc tập trung vào việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đồ nghi lễ. Những bàn tay vàng như nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Văn Thoạn đã từng chỉ huy nhiều tốp thợ làm nên những công trình lớn như đại hồng chung (chuông lớn), tượng Phật, tượng lãnh tụ, doanh nhân, các tác phẩm nghệ thuật… sử dụng 4 đến 5 tấn đồng, nổi tiếng từ Bắc đến Nam.

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Sính, “không cần mẫn thì không học nghề này được”. Bởi từ một khối đất sét khô cứng với vài nguyên liệu đồng nát, người thợ đúc đồng phải vất vả sú đất, nặn khuôn, ráp khuôn, chèn khuôn, bố khuôn để đưa vào lò nung. Lại còn pha chế hợp kim, nấu chảy nguyên liệu rồi rót khuôn, làm nguội, đánh bóng, nhuộm sản phẩm...

Khi làm xong, sản phẩm hình thành không chỉ giống như với bản mẫu, mà còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn về chất lượng như tiếng chuông đồng phải ngân vang, pho tượng phải có hồn.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Những mẻ đồng cuối năm Giáp Ngọ ở làng đúc đồng Phường Đúc phục vụ nhu cầu khách hàng dịp Tết Ất Mùi.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Hối hả theo từng mẻ đồng để kịp đem tượng bàn giao cho khách hàng đúng hợp đồng.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Cơ sở đúc đồng của nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Sính tất bật làm sản phẩm theo đơn hàng Tết Ất Mùi.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Người thợ luân phiên nhau làm cả sớm lẫn chiều với mong muốn tạo ra sản phẩm ưng ý cho khách hàng.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Nghi lễ cúng trước lúc đổ đồng vào đúc chuông.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Nghệ nhân Nguyễn Văn Sính (mặc áo lam) kiểm tra công đoạn đúc chuông.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Ở nơi Phật giáo thịnh hành như Huế, nhu cầu sắm sửa các các đồ phục vụ cho việc tế tự dịp Tết càng nhiều.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Chuông Thiên Bảo do cha con nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh đúc.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Làng nghề đúc đồng ở Phường Đúc có truyền thống lâu đời ở cố đô Huế.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Khách hàng mua sắm đồ tế tự đặt trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Chỉnh trang quầy hàng để phục vụ nhu cầu khách hàng dịp Tết.

Tham lang duc dong mot thoi nuc tieng xu Dang Trong

Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề đúc đồng Phường Đúc.

THUẬN HOÁ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI