Thai phụ nhiễm COVID-19 tăng nguy cơ sảy thai sớm gần 2 lần

28/06/2022 - 15:00

PNO - Theo một nghiên cứu, thai phụ trong 3 tháng đầu tiên nếu bị nhiễm COVID-19 có nguy cơ bị sảy thai sớm cao hơn 1,7 lần.

Từ tháng 5-12/2020, một nhóm nhà nghiên cứu đã mời 3.500 phụ nữ thông qua mạng xã hội tham gia vào dự án Nghiên cứu về việc mang thai và tránh thai khi bị nhiễm COVID-19 (CAP-COVID). Tất cả những phụ nữ này đã thụ thai trong thời kỳ đại dịch và đang trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ. 

Bác sĩ khám bụng bầu cho bé và khám sức khỏe cho mẹ
Bác sĩ khám sức khỏe cho thai phụ

Nhóm các nhà nghiên cứu yêu cầu những người phụ nữ báo cáo về bất kỳ các biến chứng thai kỳ trong hiện tại hoặc trước đây và tiền sử bệnh của họ. Cứ 3 tháng một lần, những người tham gia cũng được hỏi xem họ hoặc bất kỳ ai trong gia đình của họ đã được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 hay chưa.

Tùy thuộc vào câu trả lời của họ, những người phụ nữ tham gia nghiên cứu được phân thành 3 nhóm: những người tự báo cáo bị nhiễm SARS-CoV-2 trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (nhóm “đã bị nhiễm”), những người có triệu chứng hoặc tiếp xúc với người nhà có triệu chứng, nhưng không có chẩn đoán chính thức (nhóm “không chắc chắn”), và những người không có triệu chứng hoặc có tiếp xúc với người nhà không có triệu chứng (nhóm “không bị nhiễm”).

Sau khi xem xét độ tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), số lần sẩy thai trước đó, sắc tộc và tình trạng hút thuốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ bị sảy thai sớm cao hơn khoảng 1,7 lần ở nhóm “đã bị nhiễm” với tỷ lệ 14%, so với 8% ở nhóm “không bị nhiễm” và 5% ở nhóm “không chắc chắn”.

Hiện, vì sao việc nhiễm SARS-CoV-2 trong 3 tháng đầu tiên khiến thai phụ có nguy cơ bị sảy thai sớm vẫn chưa được rõ. Tuy nhiên, Dimitrios Mavrelos - một thành viên của nhóm nghiên cứu - lý giải rằng hội chứng “bão cytokine” có thể là nguyên nhân. “SARS-CoV-2 cũng đã được chứng minh có thể tạo ra những cơn bão cytokine gây viêm trong cơ thể. Cytokine được cho là một tác nhân dẫn đến tình trạng sảy thai sớm ở những phụ nữ bị nhiễm COVID-19”, ông Mavrelos cho biết.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, ở giai đoạn này, họ vẫn chưa tìm hiểu sâu mối quan hệ nhân quả chặt chẽ giữa COVID-19 và sảy thai sớm, mà chỉ dừng lại ở việc quan sát mối tương quan giữa hai yếu tố này. Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận một hạn chế khác, đó là kích thước mẫu còn quá nhỏ để có thể đưa ra những số liệu thống kê có tính thuyết phục. Ngoài ra, việc sử dụng dữ liệu tự báo cáo cũng có thể không đảm bảo tính chính xác. Chẳng hạn, những người khai báo rằng họ “chưa bị nhiễm” có thể đã bị nhiễm trên thực tế, nhưng họ không biết vì không có triệu chứng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, kết quả khảo sát là khá rõ ràng để đưa ra khuyến cáo rằng thai phụ trong 12 tuần đầu của thai kỳ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để hạn chế bị nhiễm SARS-CoV-2.

Biến đổi khí hậu khiến thai phụ tăng nguy sơ sinh non, trẻ sơ sinh dễ bị tử vong

Theo một nghiên cứu mới, được công bố trên Tạp chí Y học New England, trẻ em ngày càng chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu, ngay cả khi các em đang còn là những thai nhi.

Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh đang ngày càng bị nóng lên do việc đốt nhiên liệu hóa thạch liên tục, cũng như việc sử dụng than và khí đốt tự nhiên. Đây là những tác nhân tạo ra 2 loại khí nhà kính có hại là carbon dioxide và methane. Trong những năm gần đây, hàng tỷ tấn carbon dioxide và 120 triệu tấn methane đã được thải ra mỗi năm.

Theo nghiên cứu, thai phụ tiếp xúc với nhiệt trước khi sinh có nguy cơ sinh non, đồng thời trẻ sơ sinh cũng bị nhẹ cân hơn, dễ bị tăng thân nhiệt và tử vong.

Nhiệt độ cao cũng sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị bệnh thận và căng thẳng nhiệt. Đối với thanh niên lớn tuổi, nghiên cứu chỉ ra rằng, “bệnh do nắng nóng là nguyên nhân gây tử vong và ốm đau hàng đầu và ngày càng gia tăng”.

“Trẻ em ở ngoài trời và tiếp xúc với nhiệt độ cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến mất nước, kiệt sức vì nóng, đột quỵ và tử vong”, Tiến sĩ Ruth McDermott-Levy - Giáo sư và Giám đốc của Trung tâm Sức khỏe trẻ em và môi trường Trung Đại Tây Dương thuộc Đại học Villanova ở Pennsylvania, người không tham gia vào nghiên cứu - cũng cho biết thêm. 

Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt lớn và bão cũng đang gây ra nhiều thương tích ở trẻ em, khiến các em dễ bị chết đuối và căng thẳng do chấn thương.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, trong đó có hơn 90.000 trường hợp, bao gồm nhiều trẻ em, ở Mỹ phải di dời trong năm 2020. Ngoài ra, 7,4 triệu trẻ em ở Mỹ đã tiếp xúc với khói lửa do cháy rừng, gây hại cho phổi mỗi năm, từ năm 2008-2012.

Nhất Nguyên (theo Forbes)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI