|
Phụ Sản 315 không chỉ đơn thuần là hệ thống phòng khám, mà còn là nơi khởi đầu cho hành trình làm mẹ đầy yêu thương và hạnh phúc. Phụ Sản 315 là nơi chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé từ những bước đầu tiên của thai kỳ với các dịch vụ y tế chuẩn quốc tế - Ảnh: Phụ Sản 315 |
Vì sao thai phụ thường thiếu máu, thiếu máu não?
Thiếu máu là tình trạng giảm về số lượng hoặc chất lượng của Hemoglobin hoặc số lượng HC ở máu hoặc cả hai trong tuần hoàn, làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến cơ quan và mô tổ chức.
Khi mang thai cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi để đảm bảo nuôi dưỡng bào thai trong đó có sự tăng thể tích máu 30-50% nhưng hồng cầu lại không tăng lên theo cùng tỷ lệ. Hồng cầu là tế bào máu chứa Hemoglobin là một protein giàu chất sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan. Nếu cơ thể người mẹ không được cung cấp đủ sắt sẽ dẫn đến giảm lượng huyết sắc tố, gây nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ.
|
BS.CKII. Mai Hải Lý - Hệ thống Y tế Phụ Sản 315 chi nhánh Hiệp Bình, TP Thủ Đức - Ảnh: Phụ Sản 315 |
Thiếu máu là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, theo Tổ chức Y tế thế giới cứ 3 phụ nữ mang thai ở Việt Nam thì có 1 người bị thiếu máu, trong đó 75% thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân của thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng sắt, hoặc cách ăn uống không khoa học làm giảm hấp thu sắt. Thông thường, sắt cung cấp qua thức ăn chỉ được khoảng 40% nhu cầu sắt cần thiết của cơ thể. Bên cạnh đó, những thai phụ có tình trạng suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu, ra kinh nhiều từ trước khi có thai, nôn ói quá mức khi có thai (thai hành), mang thai nhiều lần, khoảng cách giữa những lần mang thai gần nhau, đa thai…
Khi thai phụ có tình trạng thiếu máu nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu não, thậm chí có thể gây thiếu máu não cho thai nhi, gây suy thai. Biểu hiện của thiếu máu não rất thường thấy: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, kém tập trung, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.
Thiếu máu não là hiện tượng lưu thông máu lên não không đủ gây thiếu hụt lượng oxy và dưỡng chất lên não. Não mặc dù có trọng lượng rất nhỏ nhưng có nhu cầu tiêu thụ 20 oxy của toàn cơ thể. Tế bào não rất nhạy với tình trạng thiếu oxy và tổn thương rất nhanh. Nguyên nhân gây thiếu máu não có thể do huyết khối, thuyên tắc ngăn cản máu lên não, bệnh lý tim mạch, mà cũng có thể là do thiếu máu nên không cung cấp đủ máu lên não. Bên cạnh đó có thể có những yếu tố có thể gây thiếu máu não như: căng thẳng, lười vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. Khi thai phụ có tình trạng thiếu máu nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu não, thậm chí có thể gây thiếu máu não cho thai nhi, gây suy thai. Biểu hiện của thiếu máu não rất thường thấy: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, kém tập trung, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.
Thiếu máu và những biến chứng cho mẹ và thai nhi
Đối với thai phụ việc thiếu máu đều nguy hiểm trước và sau thai kỳ. Thiếu máu là nguyên nhân của 40% trường hợp tử vong khi sinh. Sau sinh, sản phụ dễ nhiễm khuẩn hậu sản gây nên băng huyết sau sinh, huyết khối, kéo dài thời gian nằm viện.
Đối với bào thai và bé sau sinh nếu mẹ thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm tăng trưởng. Riêng bé dưới 5 tuổi nếu thiếu máu sẽ dẫn đến phát triển kém và giảm trí thông minh.
Vì mức độ nguy hiểm của thiếu máu và thiếu máu não ở thai phụ như thế nên chúng ta cần phải dự phòng thiếu máu ở thai phụ cũng như xét nghiệm máu, khám tổng quát tìm ra các nguyên nhân thực thể như bệnh lý tim mạch, xơ vữa mạch máu… để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu và thiếu máu não ở thai phụ để có hướng điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các ảnh hưởng của thiếu máu và thiếu máu não gây ra.
|
Hệ thống Y tế Phụ Sản 315 với hơn 50 phòng khám trải dài khắp Bắc - Trung - Nam tự hào mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ khoa và phụ sản toàn diện, với tiêu chí chuyên nghiệp, hiện đại và an toàn cho các phái đẹp. Phụ Sản 315 luôn hướng tới việc đồng hành cùng gia đình Việt trong từng giai đoạn của hành trình làm mẹ |
Dự phòng thiếu máu và thiếu máu não
Một trong những phương pháp dự phòng và hạn chế tình trạng thiếu máu và thiếu máu não ở thai phụ chính là việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng, đảm bảo chức năng của hệ tim mạch tuần hoàn và thần kinh cũng như toàn bộ cơ thể.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ nên ăn các thực phẩm giàu sắt như các loại rau có màu xanh đậm, các loại củ quả có màu đỏ vàng, thịt, lòng đỏ trứng, các thực phẩm giàu omega 3, thực phẩm tươi, các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu hạt… Không sử dụng các thức phẩm đóng gói, chế biến sẵn, có nhiều chất phụ gia, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm giàu cholesterol, chất béo no từ thức ăn nhanh, bánh ngọt, nội tạng… Không nên uống trà, cà phê ngay sau khi ăn vì sẽ ngăn cản sự hấp thu sắt.
Ngoài ra, cần tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động thể lực hợp lý phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Không ngủ gối quá cao ngăn cản máu lưu thông lên não, ngủ đủ giấc tránh sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê gây mất ngủ. Kiểm soát tốt cân nặng cũng như các bệnh lý thực thể như tăng mỡ máu, đái tháo đường…
Theo BS.CKII. Mai Hải Lý - Hệ thống Y tế Phụ Sản 315 chi nhánh Hiệp Bình, TP Thủ Đức, thai phụ nên giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, việc bổ sung sắt, axit folic là rất quan trọng để phòng ngừa thiếu máu. Bên cạnh đó, thai phụ cần bổ sung các vitamin tổng hợp omega3, DHA dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Và nên đi khám ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường.
Châu Khoa
Nguồn: Hệ thống Y tế Phụ Sản 315