Thách thức của Trung Quốc đã đến “ngưỡng” giới hạn

31/05/2014 - 07:35

PNO - PN - Chiều 26/5, tàu cá ĐNa-90152 TS của ngư dân Thanh Khê, Đà Nẵng đã bị tàu đánh cá vỏ sắt của Trung Quốc (TQ) đâm chìm trong khu vực gần giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981). Hành động tiếp tục gây hấn của Bắc Kinh là...

edf40wrjww2tblPage:Content

Vấn đề Biển Đông đã trở thành chủ đề chính của cuộc thảo luận bàn tròn kéo dài một ngày tại Singapore với chủ đề Căng thẳng leo thang ở Biển Đông và những tác động đến an ninh khu vực. Biển Đông cũng sẽ trở thành đề tài nóng tại Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) nhằm công bố sáng kiến mới kêu gọi hòa bình trên Biển Đông, cũng như trở thành vấn đề chủ đạo tại Diễn đàn Hội nghị Shangri-La sắp tới ở Singapore.

Thach thuc cua Trung Quoc da den “nguong” gioi han

Thảo luận Căng thẳng leo thang ở Biển Đông và những tác động đến an ninh khu vực - Ảnh: TTXVN

Tổng thống Mỹ: Sự gây hấn có thể khiến quân đội chúng ta vào cuộc

Thái độ gây hấn và xem thường luật pháp quốc tế của TQ ở Biển Đông đã khiến chính giới Mỹ phải nhiều lần lên tiếng. Trong tuần, chuyến thăm Việt Nam của Thượng nghị sĩ Benjamin Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ được dư luận hết sức quan tâm. Thượng nghị sĩ Cardin thông báo, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết phản đối hành động mang tính khiêu khích của TQ trong việc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phía Mỹ khẳng định, việc làm này không chỉ xâm phạm chủ quyền Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Thach thuc cua Trung Quoc da den “nguong” gioi han

Tổng thống Barack Obama tại Học viện quân sự West Point (ảnh: AP)

Hơn thế, dư luận Việt Nam và quốc tế đang đặc biệt quan tâm đến phát biểu liên quan vấn đề Biển Đông của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại lễ tốt nghiệp của Học viện quân sự West Point ngày 28/5. Phát biểu về chính sách đối ngoại của Mỹ, Tổng thống Obama nói, nước Mỹ cần phải tránh xa chủ nghĩa biệt lập và quân đội phải sẵn sàng ứng phó với các cuộc khủng hoảng. Ông cho rằng: “Sự gây hấn khu vực vuột khỏi tầm kiểm soát, dù ở miền Nam Ukraine, ở Biển Đông, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới - cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta, và có thể khiến quân đội chúng ta phải vào cuộc”. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh sự cảnh báo đối với mọi quyết định sử dụng vũ lực và khẳng định: “Ảnh hưởng của Mỹ luôn luôn mạnh hơn khi chúng ta làm gương”. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Obama còn kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua Công ước về Luật Biển của LHQ (UNCLOS). Việc cơ quan lập pháp Mỹ thông qua UNCLOS sẽ giúp chính quyền Mỹ thuận lợi hơn trong việc đòi TQ “hành xử đúng luật”. Tổng thống Obama chọn thời điểm để nói về chính sách đối ngoại của Mỹ khi Nhà Trắng nhận được nhiều chỉ trích về sự thụ động của Mỹ trước các vấn đề của thế giới.

Căng thẳng cũng đã leo thang giữa TQ và các nước láng giềng khác trên biển. Trong lúc Việt Nam cáo buộc Bắc Kinh đâm chìm một tàu cá của ngư dân ở Biển Đông thì Nhật Bản và Philippines tiếp tục căng thẳng với TQ sau các tranh chấp biển đảo. Các nhà bình luận Nhật Bản lên tiếng quan ngại, việc Mỹ không ngăn được hành động Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào nước Nga hồi tháng Ba đã “gửi một tín hiệu sai” cho TQ.

Thế giới tìm giải pháp cho Biển Đông

Từ ngày 27 đến 30/5, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), diễn ra Hội nghị lần thứ 15 tiến trình tư vấn của LHQ về đại dương và luật biển với chủ đề Vai trò của thủy-hải sản với an ninh lương thực toàn cầu. Tại hội nghị này, trưởng đoàn Việt Nam đã có bài phát biểu phản đối các hành động bất hợp pháp của TQ tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.

Thach thuc cua Trung Quoc da den “nguong” gioi han

Chủ tịch BGF, ông Michael S.Dukakis

Ngày 28/5, Trung tâm nghiên cứu CASS-India, thuộc tập đoàn Stratcore, đã tổ chức thảo luận bàn tròn ở Singapore với chủ đề Căng thẳng leo thang ở Biển Đông và những tác động đến an ninh khu vực. Các diễn giả đã trao đổi quan điểm về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, như cơ sở pháp lý để các bên liên quan tuyên bố chủ quyền; sự can dự của Indonesia trong việc giúp tháo ngòi nổ xung đột. Hầu hết các diễn giả đều bày tỏ quan ngại về động thái của TQ trong tranh cãi chủ quyền với các nước láng giềng, đặc biệt là những diễn biến mới nhất trên Biển Đông. Các diễn giả nhấn mạnh đến việc ASEAN và TQ phải nhanh chóng đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), bởi hòa bình, ổn định, tự do thương mại và vận tải trên Biển Đông nằm trong lợi ích của không chỉ các quốc gia ASEAN mà còn với nhiều cường quốc thế giới.

Vấn đề Biển Đông cũng trở thành tiêu điểm của Diễn đàn Toàn cầu Boston, Mỹ (BGF), nơi TQ được đề cập đến như là một quốc gia đang vướng vào hàng loạt mâu thuẫn với các nước láng giềng Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Theo sáng kiến này, cần có một hội thảo quốc tế vào ngày 2/7 tới, và người chủ trì được đề xuất là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Các vị khách mời tham gia thảo luận sẽ là lãnh đạo của các quốc gia liên quan trực tiếp đến những tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó có Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Philippines Bengino Aquino III và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong thông báo công bố về sáng kiến trên, BGF nhấn mạnh diễn đàn nhằm tìm kiếm một giải pháp cấp bách, đáp ứng yêu cầu khách quan trên phạm vi toàn cầu để giải quyết căng thẳng gia tăng ở châu Á.

THANH HẢI (Theo AFP, Reuters, TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI