Thác Dambri - chốn "bồng lai tiên cảnh" của Lâm Đồng

26/03/2024 - 08:30

PNO - Không chỉ là ngọn thác cao, hùng vĩ nhất Lâm Đồng, thác Dambri còn gắn với câu chuyện tình chung thủy.

Cách thành phố Bảo Lộc tầm 18 km về phía Đông Bắc, Đambri là một địa danh du lịch nổi tiếng hùng vĩ tỉnh Lâm Đồng. Trong hành trình khám phá cao nguyên Lâm Viên điểm dừng chân đầu tiên của du khách phải kể đến là ngọn thác này.
Cách thành phố Bảo Lộc tầm 18km về phía đông bắc, Dambri thuộc cao nguyên Lâm Viên là một trong những ngọn thác cao nhất nhì tỉnh Lâm Đồng.
Cái tên Dambri bắt nguồn từ câu chuyện tình huyền thoại của một đôi trai gái mà người K’ho đặt cho dòng thác này.  Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Họ hẹn mùa lúa chín, trăng tròn năm sau sẽ làm lễ cưới.  Nhưng, hạnh phúc đã không đến với họ. Cha của cô gái không muốn gả nàng cho chàng trai nghèo khổ. Để ngăn cách tình yêu của họ, già làng đã sai người bắt chàng trai phải bỏ làng đi tới một nơi xa, thật xa không có lối về.  Từ khi vắng bóng chàng trai, nàng H'Bi buồn lắm. Đêm đêm, H'Bi lặng lẽ ra khu rừng, nơi họ thường hẹn hò mà khóc than cho duyên tình cách trở với hy vọng nước mắt sẽ gọi được chàng trai trở về sống với nàng.  H'Bi khóc mãi, chờ mãi nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn.  Dambri có nghĩa là đợi chờ. Tiếng thác Dambri ngày đêm réo rắt giữa núi rừng như lời của nàng H'Bi đang kể về chuyện tình đã vỡ từ nghìn năm.
Trong tiếng K'ho, Dambri có nghĩa là "đợi chờ" và được gắn với chuyện tình huyền thoại của đôi trai gái người K’ho. Chuyện rằng, ngày xưa có một đôi trai gái K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Tuy nhiên, cha cô gái chê nhà chàng trai nghèo, sai người bắt chàng trai và đưa đến một nơi thật xa. Từ ngày không gặp được chàng trai, cô gái thường ra khu rừng họ thường hẹn hò, khóc than cho duyên tình cách trở. Cô gái khóc mãi, chờ mãi nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn.
Với độ cao hơn 60m và chiều rộng thác lên đến 30 ấn tượng đầu tiên khi bạn nhìn thấy ngọn thác sẽ là sự hùng vĩ và tráng lệ, dòng nước đổ ào ào, trắng xoá, thẳng tắp tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ, chứng kiến nó bạn mới thấy được độ hoành tráng mà mẹ thiên nhiên đã ban cho nơi này.
Thác Dambri cao hơn 60m, ngang 30m, với kích thước như thế, ngọn thác gây ấn tượng mạnh với bất kỳ du khách nào đặt chân đến nơi đây.
Với độ cao hơn 60m và chiều rộng thác lên đến 30 ấn tượng đầu tiên khi bạn nhìn thấy ngọn thác sẽ là sự hùng vĩ và tráng lệ, dòng nước đổ ào ào, trắng xoá, thẳng tắp tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ, chứng kiến nó bạn mới thấy được độ hoành tráng mà mẹ thiên nhiên đã ban cho nơi này.

Có 3 cách để bạn có thể xuống thác Dambri là đi bộ, đi thang máy hay máng trượt. Mỗi phương án có ưu và khuyết điểm riêng tùy sở thích, túi tiền của bạn. Nếu đi bộ, du khách sẽ chinh phục khoảng 138 bậc thang đổ bê tông phủ lớp rêu thời gian được tán cây rừng che phủ. Với thang máy, từ cabin bằng kính, nhìn ra ngoài, bạn có thể ngắm toàn cảnh thác Dambri từ trên cao xuống chân thác. Hệ thống máng trượt tại thác dài khoảng 1.650m chạy uốn lượn qua dòng suối Đa M'bri ở giữa khu rừng nguyên sinh để đến thác Đasara 4 tầng nằm dưới chân thác Dambri hùng vĩ. Lưu ý tốc độ của ống trượt và độ dốc nghiêng có thể không phù hợp với một số người - Ảnh: An Bùi

. Dưới chân thác là hồ nước chứa những tảng đá lớn được phủ đầy rêu phong, càng tạo thêm nét nguyên sơ và quyến rũ cho khu du lịch.
Dưới chân thác là hồ nước chứa những tảng đá lớn được phủ đầy rêu càng tạo thêm nét nguyên sơ và quyến rũ cho khu du lịch. Thác Dambri là một phần của quần thể du lịch sinh thái có tổng diện tích gần 1.000ha. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn thác, cảm nhận những làn gió đầy hơi nước mát rượi, du khách còn có dịp khám phá khu rừng nguyên sơ, những cây cổ thụ quý hiếm, hệ thống động thực vật phong phú - Ảnh: KDL thác Dambri
Rời Dambri, bạn tiếp tục hành trình theo con đường mòn đến thăm làng của dân tộc Mạ. Khám phá những nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của họ, như điệu múa cồng chiêng đầy cảm xúc, kiến trúc nhà sàn, những công cụ lao động, những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống được các nhiếp ảnh gia lưu lại và trưng bày tại nhà truyền thống.  Bạn còn biết thêm về kỹ thuật dệt thổ cẩm không cần khung cửi của người Mạ và tìm cho mình một món quà kỷ niệm như chiếc áo, chiếc váy...  Nếu thích khám phá hương vị ẩm thực của người Mạ, bạn có thể vào nhà hàng Kơnia để thử các món thịt lợn rừng, cơm lam, rau rừng và rượu cần ngọt ngào bên bếp lửa rực hồng, bên tiếng suối reo róc rách và tiếng chim rừng vọng lại từ ngàn xa. Đêm đến, bạn thuê nhà chòi để nghỉ và hòa mình vào thiên nhiên hoang dã.  Đi một vòng quanh quần thể du lịch sinh thái, bạn dừng chân bên hồ nước Dambri rộng hàng nghìn mét vuông, thuê một chiếc thuyền để giải trí với thú câu cá trên hồ hay tổ chức sinh hoạt dã ngoại./.
Thăm làng của dân tộc Mạ, khám phá điệu múa cồng chiêng, kiến trúc nhà sàn, những công cụ lao động, kỹ thuật dệt thổ cẩm, thưởng thức cơm lam, rau rừng và rượu cần - Ảnh: An Bùi
Rời Dambri, bạn tiếp tục hành trình theo con đường mòn đến thăm làng của dân tộc Mạ. Khám phá những nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của họ, như điệu múa cồng chiêng đầy cảm xúc, kiến trúc nhà sàn, những công cụ lao động, những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống được các nhiếp ảnh gia lưu lại và trưng bày tại nhà truyền thống.  Bạn còn biết thêm về kỹ thuật dệt thổ cẩm không cần khung cửi của người Mạ và tìm cho mình một món quà kỷ niệm như chiếc áo, chiếc váy...  Nếu thích khám phá hương vị ẩm thực của người Mạ, bạn có thể vào nhà hàng Kơnia để thử các món thịt lợn rừng, cơm lam, rau rừng và rượu cần ngọt ngào bên bếp lửa rực hồng, bên tiếng suối reo róc rách và tiếng chim rừng vọng lại từ ngàn xa. Đêm đến, bạn thuê nhà chòi để nghỉ và hòa mình vào thiên nhiên hoang dã.  Đi một vòng quanh quần thể du lịch sinh thái, bạn dừng chân bên hồ nước Dambri rộng hàng nghìn mét vuông, thuê một chiếc thuyền để giải trí với thú câu cá trên hồ hay tổ chức sinh hoạt dã ngoại./.
Sau khi tham quan thác Dambri, bạn có thể khám phá hàng loạt địa danh nổi tiếng gần đó như Tu viện Bát Nhã, chùa Trà, Linh quy Pháp Ấn - Ảnh: An Bùi
Bat nha

Tu viện Bát Nhã được xây dựng từ năm 1998 thuộc ấp 10, xã Đamb’ri, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Công trình kiến ​​trúc tôn giáo này cách Khu du lịch thác Dambri khoảng 2km, gồm 2 khu: khu Tăng gọi là Rừng Phương Bối và khu Nữ gọi là Bụt Lửa Hồng. Tổng thể công trình mang đậm hơi thở Á Đông với mái ngói 2 tầng cong vút cổ kính kết hợp với không gian thiên nhiên khiến công trình càng thêm nổi bật giữa rừng chè bạt ngàn - Ảnh: Tinh Huỳnh

Đến Tu Viện Bát Nhã trong thời gian này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cây hoa phượng vàng khoe sắc trên nền trời xanh thẵm - Ảnh: Tinh Huỳnh
Đến Tu Viện Bát Nhã trong thời gian này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cây hoa phượng vàng khoe sắc trên nền trời xanh thẳm - Ảnh: Tinh Huỳnh
Ngôi chùa Trà (355 Lý Thường Kiệt, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) mộc mạc và bình dị như tên gọi nằm cách thành phố Bảo Lộc 2km, trên một ngọn đồi cao khoảng 830m so với mặt nước biển. Chùa được đặt tên theo cây trà - loài cây biểu tượng của vùng đất cao nguyên.
Ngôi chùa Trà (355 Lý Thường Kiệt, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), cách thác Dambri khoảng 16km. Chùa được đặt tên theo cây trà - loài cây biểu tượng của vùng đất cao nguyên - Ảnh: Lan Hồ
linh
Chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh núi có dáng hình tựa con rùa được gọi là núi Linh Quy. Nhờ kiến trúc độc đáo cùng với vẻ đẹp tựa chốn bồng lai, nơi đây được nhiều người biết đến và nằm trong danh sách những điểm phải ghé khi đến Bảo Lộc - Ảnh: Tinh Huỳnh
Gợi ý lịch trình khám phá thác Đạmbri trong 2 ngày 1 đêm dịp cuối tuần:
Gợi ý lịch trình khám phá thác Dambri trong 2 ngày 1 đêm dịp cuối tuần: Ngày 1: 2g sáng xuất phát từ TPHCM - TP Bảo Lộc, khoảng cách khoảng 202km, thời gian di chuyển khoảng 3-4 tiếng. 6g đến TP Bảo Lộc, ăn sáng, uống cà phê khu vực quanh bờ hồ TP Bảo Lộc. 8g, đến khách sạn, gửi hành lý. Di chuyển đến thác Dambri, tham quan thác, chơi trò chơi, khám phá làng dân tộc Mạ, thưởng thức món ngon. 16g, rời thác, di chuyển đến Tu viện Bát Nhã (khoảng 2km), chụp hình cùng hoa phượng vàng, khám phá kiến trúc, chiêm bái tu viện... 18g, về lại trung tâm TP Bảo Lộc, dạo phố đêm, ăn tối, uống cà phê... - Ảnh: Tinh Huỳnh
Ngày 2: 4g sáng dậy, di chuyển đến Linh Quy Pháp Ấn săn mây, chụp hình. 8g sáng quay lại trung tâm TP Bảo Lộc, ăn sáng, uống cà phê. Trả phòng, gửi hành lí ở lễ tân, di chuyển đến chùa Trà, trên đường đến chùa Trà, bạn có thể tranh thủ săn hoa dã quỳ nở trái mùa trên cung đường Lý Thường Kiệt. Tham quan, viếng cảnh chùa, chụp hình cùng hồ nước... 15g, quay lại trung tâm TP Bảo Lộc, tìm đến cơ sở nuôi tằm, cảm nhận câu nói: nuôi tằm ăn cơm đứng. Ghé chợ Bảo Lộc mua nông sản, mứt, áo len về làm quà. 22g, lên xe về TPHCM, kết thúc chuyến tham quan thác Đạmbri trong 2 ngày.
Ngày 2: 4g sáng dậy, di chuyển đến Linh Quy Pháp Ấn săn mây, chụp hình. 8g sáng quay lại trung tâm TP Bảo Lộc, ăn sáng, uống cà phê. Trả phòng, gửi hành lý ở lễ tân, di chuyển đến chùa Trà. Trên đường đến chùa Trà, bạn có thể tranh thủ "săn" hoa dã quỳ nở trái mùa trên cung đường Lý Thường Kiệt. Tham quan, viếng cảnh chùa, chụp hình cùng hồ nước... 15g, quay lại trung tâm TP Bảo Lộc, tìm đến cơ sở nuôi tằm, cảm nhận câu nói: "nuôi tằm ăn cơm đứng". Ghé chợ Bảo Lộc mua nông sản, mứt, áo len về làm quà. 22g, lên xe về TPHCM, kết thúc chuyến tham quan thác Dambri trong 2 ngày - Ảnh: Tinh Huỳnh
Chi phí dự tính:
Chi phí dự tính: 500.000 đồng xe khách 2 chiều từ TPHCM - Bảo Lộc - TPHCM (xe đưa đón tận nơi) + 400.000 đồng tiền ăn và uống cà phê + 250.000 đồng lưu trú một đêm + 250.000 đồng vé một người lớn ở thác Dambri, các điểm tham quan khác không thu phí + 300.000 đồng xe ôm di chuyển trong 2 ngày. Nếu bạn di chuyển bằng xe ô tô hay xe máy, chi phí sẽ được cộng trừ một ít tùy lựa chọn - Ảnh - Tinh Huỳnh

Huỳnh Hằng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI