Tết vội của những người bám trụ bệnh viện lọc máu duy trì sự sống

08/02/2024 - 06:42

PNO - Với bệnh nhân chạy thận, cơm có thể bỏ bữa nhưng lọc máu thì không. Bởi thế, tết đến, khi nhà nhà sum họp thì họ vẫn phải đến viện để duy trì sự sống.

Hơn 8 năm bám trụ quanh các bệnh viện lọc để duy trì sự sống, 2 cánh tay của ông Lê Văn Khoa (71 tuổi, quê xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) dường như biến dạng với những chiếc “cầu” to như quả chanh. Sức khỏe ông Khoa những năm gần đây yếu dần, bởi thế vợ ông đành phải “bỏ nhà” xuống phố ở trọ để chăm sóc chồng.
Trong căn nhà trọ gần bệnh viện, ông Lê Văn Khoa (71 tuổi, quê xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) ngồi săm soi cánh tay đã biến dạng của mình. Hơn 8 năm bám trụ quanh các bệnh viện lọc để duy trì sự sống, 2 cánh tay của ông dường như biến dạng với những chiếc “cầu” to như quả chanh. Sức khỏe ông Khoa những năm gần đây yếu dần, bởi thế vợ ông đành phải “bỏ nhà” xuống phố ở trọ để chăm sóc chồng.
Kể từ ngày phải sống phụ thuộc vào những đợt lọc máu, tết đến với ông Khoa cũng khá vội vàng. “8 năm nay chưa năm nào tôi được đón một cái tết trọn vẹn bên gia đình vì thường thì phải 30 mình mới về nhà được, mùng 2 tết đã phải ở bệnh viện để tiếp tục lọc máu rồi” - ông Khoa nói.
Kể từ ngày phải sống phụ thuộc vào những đợt lọc máu, tết đến với ông Khoa cũng khá vội vàng. “8 năm nay chưa năm nào tôi được đón một cái tết trọn vẹn bên gia đình vì thường thì phải 30 tháng Chạp mình mới về nhà được, mùng Hai tết đã phải ở bệnh viện để tiếp tục lọc máu rồi” - ông Khoa nói.
Bà Tô Thị Minh (70 tuổi, vợ ông Khoa) bảo rằng, dù thường chỉ về tết 2-3 ngày, song đó không phải là điều vợ chồng bà lo ngại, mà họ sợ nhất là việc đón xe dịp tết. Năm nay các con của vợ chồng bà đều không thể về quê đón tết, vì thế bà tính chỉ tranh thủ về thắp hương rồi quay lại cùng chồng đón tết ở nhà trọ để đỡ cực. “Đường xa đi lại mấy ngày này xe khách chen chúc quá sợ chồng tui chịu không được. Bánh, kẹo có mấy đoàn từ thiện đến tặng đây rồi, rứa là có tết thôi” - bà Minh nghẹn ngào nói.
Bà Tô Thị Minh (70 tuổi, vợ ông Khoa) bảo rằng, dù thường chỉ về tết 2-3 ngày, song đó không phải là điều vợ chồng bà lo ngại, mà họ sợ nhất là việc đón xe dịp tết. “Đường xa đi lại mấy ngày này xe khách chen chúc quá sợ chồng tui chịu không được. Bánh, kẹo có mấy đoàn từ thiện đến tặng đây rồi, rứa là có tết thôi” - bà Minh nghẹn ngào nói.
Hiện có hơn 500 bệnh nhân lọc máu chu kỳ ở các bệnh viện tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An). Lọc máu chu kỳ đối với bệnh nhân suy thận mãn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, bởi vậy, ngay cả vào dịp tết, họ cũng phải duy trì việc đến viện. Do nhà ở xa, sức khỏe không đảm bảo, nhiều người quyết định ở lại đón tết ở nhà trọ.
Hiện có hơn 500 bệnh nhân lọc máu chu kỳ ở các bệnh viện tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An). Lọc máu chu kỳ đối với bệnh nhân suy thận mãn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, bởi vậy, ngay cả vào dịp tết, họ cũng phải duy trì việc đến viện. Do nhà ở xa, sức khỏe không đảm bảo, nhiều người quyết định ở lại đón tết ở nhà trọ.
Bà Nguyễn Thị Hướng (70 tuổi, quê xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn) bảo rằng, dù gắng sắp xếp về quê đón tết cùng gia đình thì tết với những bệnh nhân chạy thận cũng rất vội vàng.
Bà Nguyễn Thị Hướng (70 tuổi, quê xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn) bảo rằng, dù gắng sắp xếp về quê đón tết cùng gia đình thì tết với những bệnh nhân chạy thận cũng rất vội vàng.
“Lúc con cháu đang sum vầy thì mình phải chào để xuống bệnh viện để lọc máu. Cũng buồn lắm chứ, nhưng bệnh tình như thế rồi, đành phải chịu chứ biết làm sao được” - bà Hướng nói.
“Lúc con cháu đang sum vầy thì mình phải chào để xuống bệnh viện để lọc máu. Cũng buồn lắm chứ, nhưng bệnh tình như thế rồi, đành phải chịu chứ biết làm sao được” - bà Hướng nói. 
Tết đến, ngoài nỗi buồn bệnh tật, với chị Lô Thị Cúc (34 tuổi, quê xã Thông Thụ, huyện Quế Phong) còn là sự bất lực khi không thể phụ giúp chồng con trang trải một phần chi tiêu, hay chí ít là sắm sửa, dọn dẹp trong nhà. Chồng chị đau ốm thường xuyên, song cũng phải gượng dậy đi làm mướn kiếm tiền thay vợ nuôi dạy 2 con nhỏ. Thương chồng con song chị Cúc cũng chẳng thể làm được gì khác ngoài những lời thăm hỏi qua điện thoại. “Phải chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình, đỡ phiền hà đến chồng con là cách duy nhất lúc này tôi có thể làm” - chị Cúc buồn bã nói.
Tết đến, ngoài nỗi buồn bệnh tật, với chị Lô Thị Cúc (34 tuổi, quê xã Thông Thụ, huyện Quế Phong) còn là sự bất lực khi không thể phụ giúp chồng con trang trải một phần chi tiêu, hay chí ít là sắm sửa, dọn dẹp trong nhà. Chồng chị đau ốm thường xuyên, song cũng phải gượng dậy đi làm mướn kiếm tiền thay vợ nuôi dạy 2 con nhỏ. Thương chồng con song chị Cúc cũng chẳng thể làm được gì khác ngoài những lời thăm hỏi qua điện thoại. “Phải chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình, đỡ phiền hà đến chồng con là cách duy nhất lúc này tôi có thể làm” - chị Cúc buồn bã nói.
Những chiếc bánh chưng, món quà nhỏ của các đoàn từ thiện tới trao tặng phần nào giúp những bệnh nhân chạy thận cảm nhận được chút không khí tết. Được tặng bánh chưng, nhiều người góp lại, cùng tới một phòng trọ tổ chức một bữa cơm nhỏ để vơi bớt nỗi buồn ngày tết xa nhà.
Những chiếc bánh chưng, món quà nhỏ của các đoàn từ thiện tới trao tặng phần nào giúp những bệnh nhân chạy thận cảm nhận được chút không khí tết. Được tặng bánh chưng, nhiều người góp lại, cùng tới một phòng trọ tổ chức một bữa cơm nhỏ để vơi bớt nỗi buồn ngày tết xa nhà.
Bà Ngô Thị Hường (68 tuổi, quê xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn) nói rằng, với những bệnh nhân phải lọc máu để duy trì sự sống lâu năm, cuộc sống khá tẻ nhạt khi chỉ quanh quẩn ở nhà trọ đến bệnh viện. Nhà ở xa, mỗi năm vợ chồng bà thường chỉ sắp xếp về quê 2-3 lần, mỗi lần cũng chỉ vài ngày. “Tết có về cũng chỉ 2 ngày là lại phải xuống thôi. Nói vậy chứ cũng phải về một chút, thăm con cháu chút rồi quay lại dù vất vả” - bà Hường nói.
Bà Ngô Thị Hường (68 tuổi, quê xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn) nói rằng, với những bệnh nhân phải lọc máu để duy trì sự sống lâu năm, cuộc sống khá tẻ nhạt khi chỉ quanh quẩn ở nhà trọ đến bệnh viện. Nhà ở xa, mỗi năm vợ chồng bà thường chỉ sắp xếp về quê 2-3 lần, mỗi lần cũng chỉ vài ngày. “Tết có về cũng chỉ 2 ngày là lại phải xuống thôi. Nói vậy chứ cũng phải về một chút, thăm con cháu chút rồi quay lại dù vất vả” - bà Hường nói.
Không khí tết đã rạo rực khắp nơi, song với nhiều bệnh nhân, người thân bệnh nhân bất đắc dĩ phải ở lại bệnh viện họ chỉ mong ước sức khỏe sớm bình phục để trở về. “Tết năm nay chỉ có thể quanh quẩn ở bệnh viện chứ chẳng đi đâu được. Chỉ mong chồng hợp thuốc, sớm bình phục để ra tết có thể về nhà với các con thôi” - chị Nguyễn Thị Đông (35 tuổi, đang chăm sóc chồng bị tai nạn ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An) chia sẻ.
Không khí tết đã rạo rực khắp nơi, song với nhiều bệnh nhân, người thân bệnh nhân bất đắc dĩ phải ở lại bệnh viện họ chỉ mong ước sức khỏe sớm bình phục để trở về. “Tết năm nay chỉ có thể quanh quẩn ở bệnh viện chứ chẳng đi đâu được. Chỉ mong chồng hợp thuốc, sớm bình phục để ra tết có thể về nhà với các con thôi” - chị Nguyễn Thị Đông (35 tuổi, đang chăm sóc chồng bị tai nạn ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An) chia sẻ.

Nhằm chia sẻ khó khăn, động viên những bệnh nhân bất đắc dĩ phải đón tết ở bệnh viện, những ngày qua nhiều bệnh viện ở Nghệ An đã có nhiều chương trình như phiên chợ 0 đồng, gói bánh chưng tặng bệnh nhân, tặng quà tết cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. 

Một cán bộ Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An cho biết, có gần 200 bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại khoa, phần lớn họ đều rơi vào tình cảnh ngặt nghèo vì chạy thận lâu năm. Do nhà ở xa, sức khỏe không đảm bảo nên nhiều người chọn ở lại nhà trọ đón tết. Để động viên các bệnh nhân, đơn vị này đã kêu gọi các tấm lòng hảo tâm, hỗ trọ mỗi bệnh nhân ít nhất 1 triệu đồng để san sẻ khó khăn về kinh tế giúp người bệnh có thể đón cái tết ấm áp hơn.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI