Tết về, bánh cộ lên ngôi

12/02/2015 - 10:59

PNO - PN - Dọc con đường Lý Nam Đế (phường Kim Long, TP. Huế), hầu như nhà nào cũng làm bánh cộ (còn gọi là bánh in, bánh ngũ sắc).

edf40wrjww2tblPage:Content

Tet ve, banh co len ngoi

Thời điểm này, các cơ sở làm bánh in đang tất bật, hối hả cho ra những mẻ bánh, kịp cung cấp cho thị trường Huế và gửi đi tiêu thụ ở các tỉnh.

Mỗi hộp bánh 100 cái giá từ 35.000 - 40.000 đồng. Dù số lượng đơn đặt hàng nhiều nhưng người làm cũng chỉ “lấy công làm lời”.

Anh Mai Văn Hiệp, một chủ lò bánh, chia sẻ: “Đây là nghề của cha ông để lại nếu không làm thì không có không khí ngày Tết”.

Tại làng mứt bánh nổi tiếng ở đất Kim Long, TP. Huế, hiện còn hơn 20 hộ làm nghề bánh cộ, trong đó nổi tiếng phải kể đến cơ sở làm bánh in Kim Liên và lò chuyên làm bánh tháp cúng của cơ sở anh Mai Văn Hiệp ở kiệt 162 Lý Nam Đế, phường Kim Long.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, tại các làng nghề truyền thống ở miền Trung, không khí làm nghề rộn rã, tất bật hơn ngày thường. Đây được xem là vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm, giúp các làng nghề được duy trì và phát triển.

Để làm được loại bánh này, người thợ phải qua nhiều công đoạn như đãi đậu, nấu, giã, in, sấy… Muốn làm bánh đẹp, người thợ phải dung hòa tỷ lệ 7 kg đậu tương ứng 15 kg đường, 25 lon đậu xanh tương đương làm 3.000 cái bánh.

Trước đây, nghề làm các loại bánh này đơn thuần bằng thủ công, tận dụng thời gian nông nhàn, và nhân công rỗi rãnh. Ngày nay, đã có máy hấp, sấy và đánh bột, làm nhụy bánh nên người làm đỡ vất vả, ít tốn công hơn, năng suất lại cao nhưng chất lượng và mẫu mã bánh vẫn được giữ nguyên.

Do bánh cộ là nghề truyền thống có từ lâu đời ở vùng đất Kim Long nên người dân nơi đây đến vụ Tết lại tất bật với nghề.

Trong số nhiều loại bánh cộ, bánh tháp được người tiêu dùng ưa chuộng. Trên mỗi chiếc bánh tháp, bánh in có in chữ Phước (Phúc), Hỷ nên nhiều người lựa chọn loại bánh này để trang trí trên bàn thờ gia tiên mỗi dịp xuân về Tết đến. Vì vậy, bánh này luôn hụt hàng bán ra trong những ngày cận Tết.

Mỗi cặp bánh tháp có giá từ 30.000 -150.000 đồng. Trong đó, tháp cao nhất kết 14 tầng, được sắp xếp từ 105 cái bánh in.

Tet ve, banh co len ngoi

Tet ve, banh co len ngoi

Công đoạn làm bột và đưa bánh vào khuôn

Tet ve, banh co len ngoi

Việc nhồi bột làm bánh cộ ngày nay đã được máy móc hỗ trợ nên ít tốn công hơn

Tet ve, banh co len ngoi

Bánh làm xong được đem vào lò sấy

Tet ve, banh co len ngoi

Tet ve, banh co len ngoi

Bánh cộ nhiều nơi gọi là bánh in, bánh ngũ sắc, đã có từ lâu đời

Tet ve, banh co len ngoi

Bánh được đặt vào từng khuôn sao cho thật chặt để tránh bánh bị vỡ . Khuôn bánh in thường làm bằng đồng hoặc gỗ được gia công tinh xảo với họa tiết hình chữ Hỷ hoặc chữ Phúc

Tet ve, banh co len ngoi

Bà Hồ Thị Liên có thâm niên gần 20 năm lám bánh in cổ truyền ở vùng Kim Long

Tet ve, banh co len ngoi

Công đoạn trang trí bánh tháp đòi hỏi người làm phải có cặp mắt thẩm mỹ

Tet ve, banh co len ngoi

Bánh cộ  tháp đòi hỏi trang trí tháp bắt mắt

Tet ve, banh co len ngoi

Mỗi dịp xuân về Tết đến, gia đình anh Mai Văn Hiệp làm từ 5.000 đến 6.000 bánh tháp

Tet ve, banh co len ngoi

Cả 4 thế hệ trong gia đình nhà anh Mai Văn Hiệp cùng tham gia làm bánh

Tet ve, banh co len ngoi

Anh Hiệp nhiệt tình hướng dẫn làm bánh tháp cho khách hàng

Tet ve, banh co len ngoi

Sắp xếp đem bánh đi giao cho khách hàng.

THUẬN HÓA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI