Tết Đinh Dậu đã đến, TS La Mai Thi Gia (trưởng bộ môn Văn hóa dân gian, khoa Văn học & Ngôn ngữ, trường ĐHKHXH & NV TP HCM) chia sẻ về vấn đề này.
*
- Những cái tết trong tuổi thơ và thời thiếu nữ của tôi luôn là cái tết quây quần. Là hình ảnh mẹ vuốt nếp và đậu xanh, ướp thịt mỡ, ba chẻ lạt và phơi lá chuối, lá dong. Rồi khi mẹ đổ nếp cho ba gói bánh tét, mấy anh em ngồi phụ cột dây lạt quanh bánh, đứa nào cũng được ba dạy gói bánh và cho thử nghiệm.
|
Gia đình TS Thi Gia trong ngày tết Bính Thân |
Ngày 28, 29 tết, sân nhà ai cũng bập bùng củi lửa nấu bánh. Miền Trung tiết này rất lạnh, bếp lửa thì ấm, tôi đòi được canh bánh rồi... ngủ quên trong lòng ba lúc nào không hay. Từ trưa 30 đến tận giao thừa, từng nhà trong xóm í ới vớt bánh, chọn chiếc vuông vắn hay tròn trịa nhất, để lên bàn thờ ông bà trong đêm
trừ tịch.
Dù chẳng mua sắm gì, tôi vẫn mê đi chợ tết với mẹ để nhìn người ta buôn bán lao xao, rộn ràng. Những ngày giáp tết tôi cùng ba đi dọn cỏ, thay lư hương mới, đắp thêm đất cho phần mộ ông bà, người thân, rồi dọn dẹp bàn thờ.
Trong ký ức của tôi, hình ảnh ba quỳ trước bàn thờ trong đêm giao thừa, đọc lời khấn thành kính mời ông bà về nhà ăn tết với con cháu luôn đầy cảm động. Sau khi đón giao thừa, nhà tôi luôn có tiết mục bói Kiều, ba là người giải quẻ. Không biết có phải... mê tín không, nhưng tất cả những câu Kiều tôi bói trong đêm giao thừa thường rất đúng (cười).
*
- Các thủ tục cúng kiếng, tiệc tùng với xã hội hiện đại theo tôi không có gì là không phù hợp, trừ khi chính con người hiện đại “phú quý sinh lễ nghĩa”, để thể hiện điều gì đó ngoài ý nghĩa thật sự của nó. Giá trị của văn hóa truyền thống là bền vững vì đã được thẩm định qua thời gian.
Không cần con người phải quyết liệt chống đối, cái gì không phù hợp thì nó tự đào thải. Cúng kiếng ông bà tổ tiên được hiểu là hành động tưởng nhớ, mời ông bà cùng về ăn tết với con cháu. Và trong mâm cỗ, mỗi người cần dẹp bỏ tất cả công việc cá nhân qua một bên để thành tâm ngồi lại với
người thân.
Tôi nghĩ, sau một năm bận bịu với những kế hoạch cá nhân, ý nghĩa lớn nhất của ngày tết chính là sự quây quần, không chỉ giữa các thế hệ hiện sống với nhau mà còn là sự quây quần, kết nối và tưởng nhớ giữa các thế hệ con cháu với ông bà, tổ tiên đã đi xa. Các thế hệ ở giữa có trách nhiệm truyền tải và kết nối thế hệ sau mình hướng về nguồn cội tổ tiên và những giá trị truyền thống của dân tộc.
*
- Tôi lại không nghĩ vậy. Nếu con cháu không muốn về nhà trong dịp tết thì có lẽ cha mẹ ông bà cũng nên nhìn lại mình trước khi trách cứ con cháu. Nếu về nhà, cũng đồng nghĩa với việc thư giãn, nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động sau một năm trời làm việc, lại được gần gũi người thân, thì ai mà không muốn về để được ăn tết đúng nghĩa?
Nhưng ngày tết trong nhiều gia đình vẫn còn vượt ra khỏi ý nghĩa quây quần, sum họp, khiến người ta vất vả, tốn kém. Theo tôi, cái gì gọi là thủ tục truyền thống mà làm khổ con người quá thì nên bỏ đi. Cái gì đơn giản được thì nên đơn giản để có thời gian cho nhau nhiều hơn.
Hơn nữa, lựa chọn cách ăn tết còn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người. Những gia đình công nhân xa xứ dành dụm cả năm, tàu xe quà cáp vài ngày tết là không còn gì cả. Ở nước ta, cứ vào dịp tết là tàu xe đi lại tăng giá gấp vài lần, đắt đỏ, chen chúc và nguy hiểm.
Tôi rất sợ cảnh ẵm con thơ nửa đêm vạ vật ở sân bay, bến tàu; trước đó lại mất cả tháng trời để tìm cho được chiếc vé mắc gấp bốn, năm lần ngày thường. Tôi nghĩ, nếu không có điều kiện, mình có thể sắp xếp về thăm nhà vào ngày thường, thì sẽ đỡ tốn kém, nguy hiểm, và mệt mỏi hơn. Thời gian ở bên cạnh ba mẹ sẽ chất lượng hơn. Được ở bên nhau thì ở đâu và khi nào cũng được, đâu nhất thiết phải tết?
*
- Tết trong mơ ước của tôi là dẹp bỏ hết các deadline trong công việc, kéo chồng ra khỏi cuộc mưu sinh cả năm trời, cùng nhau đi sắm sửa mâm cỗ cúng ông bà và làm vài món ngon dành đãi bạn bè, người thân, cùng nhau dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Tết là cả nhà được ngủ nướng tới trưa trờ trưa trật, mặc đồ đẹp đi thăm bà con bạn bè, hoặc... loanh quanh khắp nơi với nhau.
Tết ở đâu cũng được, làm gì cũng được, miễn là được ở bên cạnh người mà tôi muốn được ở bên, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc. Tôi nghĩ thay vì cáu kỉnh khó chịu với các thủ tục ràng buộc mà “xưa bày nay bắt chước” do ông bà truyền lại thì sao chúng ta không thử tạo ra một truyền thống của thời đại mình, không nên bỏ đi mà hãy làm những điều ông cha đã làm theo cách của mình, vừa giữ gìn được truyền thống, vừa thổi vào trong đó những nét văn hóa của thời đại mình?
Mọi sự dung hòa đều xuất phát từ tình cảm tự nhiên. Chưa cần nói gì đến văn hóa dân tộc, chỉ riêng truyền thống của gia đình thôi đã đủ sức lay động, đã là điểm tựa tinh thần mà không người trẻ nào muốn khước từ.
(thực hiện)
(Giám đốc Công ty In Võ Minh):
Vẫn giữ truyền thống của gia đình nói riêng, người Việt nói chung, ngày tết, chúng tôi quan tâm hoàn thành nhiều việc trước khi nghĩ đến chuyện cho phép mình tận hưởng thời gian rảnh để nghỉ ngơi, thực hiện sở thích riêng. Ðầu tiên là sửa soạn mâm cỗ cúng ông bà, gia tiên, “mời” họ về ăn tết với mình, vì không chỉ ngày giỗ, mà lễ tết còn là dịp để nhớ đến tổ tiên.
Sau đó, cả nhà tập trung chúc tết, mừng tuổi lẫn nhau rồi cùng nhau đi chúc tết bạn bè, xóm giềng. Tết mang ý nghĩa đoàn viên nên những ngày đầu, chúng tôi thường tụ tập các thành viên trong gia đình tổ chức cùng đi công viên, hay mở karaoke hát hò. Thường những việc làm nói trên không chiếm hết thời gian nên khi lễ nghĩa đã hoàn tất, chúng tôi mới nghĩ đến chuyện tận hưởng, nghỉ ngơi riêng cho gia đình nhỏ của mình, như chọn đi những điểm du lịch gần nhà hay ở nhà ăn uống, đọc sách, xem phim.
Nhưng nếu không có thời gian riêng, chúng tôi bỏ qua bước này vì việc du lịch nghỉ dưỡng có thể thu xếp vào một thời điểm nào đó trong năm. Do quê quán hai vợ chồng ở rất xa nhau (người miền Trung người miền Tây), nên chúng tôi chia nhau, năm này ăn tết quê chồng, năm sau về quê vợ. Dù ở quê ai, thì lời chúc và những phong bì mừng tuổi vẫn được gửi đến quê người kia trọn vẹn, ngang bằng, không
phân biệt.
(ghi)