Tết Đoan ngọ: TPHCM đội mưa sắm lễ, Hà Nội mua lúa non về cúng

03/06/2022 - 09:34

PNO - Từ chiều tối ngày 4/5 Âm lịch, bất chấp trời mưa, nhiều người dân TPHCM vẫn đi sắm đồ lễ Tết Đoan ngọ. Năm nay, nhiều người tại Hà Nội có xu hướng chọn mua lúa non cho mâm cúng.

 

Chiều 2/6 (tức ngày 4/5 âm lịch), dù trời mưa nhưng nhiều người vẫn mặc áo mưa đến các chợ trên địa bàn TPHCM để mua sắm bánh trái chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ 2022.
Chiều 2/6 (tức ngày 4/5 Âm lịch), dù trời mưa to nhưng nhiều người vẫn mặc áo mưa đến các chợ mua sắm bánh trái chuẩn bị cho Tết Đoan ngọ.
Tại chợ Thủ Đức B, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, nhiều tiểu thương nhập bánh ú lá tro, bánh bá trạng với nhiều kích thước về bán cho khách.
Tại chợ Thủ Đức B, phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức, nhiều tiểu thương nhập bánh ú lá tro, bánh bá trạng về bán.
'Năm nay giá của bánh ú lá tro tăng hơn mọi năm do nguyên liệu tăng, tôi nhập hàng chỉ bằng phân nửa so với mọi năm vì mới dịch xong nên sợ ế hàng', bà Thơm, tiểu thương cho biết.
"Năm nay bánh ú lá tro tăng giá do nguyên liệu tăng, tôi nhập hàng chỉ bằng phân nửa so với mọi năm vì mới dịch xong nên sợ ế", bà Thơm, tiểu thương tại chợ cho biết.
Bánh ú lá tro chủ yếu có nhân đậu xanh ngọt với lớp nếp bên ngoài. Ngoài ra còn có các loại nhân thịt heo, lạp xưởng, tôm khô và nấm đông cô.
Bánh ú lá tro chủ yếu có nhân đậu xanh ngọt được bọc lớp bột nếp bên ngoài. Nhiều người biến tấu làm thêm các loại nhân thịt heo, lạp xưởng, tôm khô và nấm đông cô.
Bánh được bán theo chùm, mỗi chùm gồm 10 cái có giá giao động từ 60 đến 80 nghìn đồng.
Bánh được bán theo chùm, mỗi chùm gồm 10 cái có giá dao động từ 60.000 - 80.000 đồng.
Bà Hồng bán ở chợ Thủ Đức hơn 15 năm nay, năm nào nữ tiểu thương này cũng tới các lò bánh quen ở Hóc Môn để lấy hàng về bán dịp mùng 5/5.
Bán ở chợ Thủ Đức hơn 15 năm nay, năm nào bà Hồng cũng tới các lò bánh quen ở Hóc Môn để lấy hàng về bán dịp mùng 5/5.
,'Bánh ú lá tro là món ăn truyền thống phổ biến không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ ở miền Nam. Trong lễ cúng không thể thiếu bánh này', bà Hoa chia sẻ.
"Bánh ú lá tro là món ăn truyền thống phổ biến trong dịp Tết Đoan ngọ ở miền Nam. Trong lễ cúng không thể thiếu bánh này", bà Hoa chia sẻ.
Cơm rượu nếp, chè cũng được bày bán rất nhiều trong dịp này. Ở hầu hết các chợ, tiểu thương tự làm, đựng trong hũ nhỏ chứa được nửa ký cơm rượu.
Cơm rượu nếp, chè cũng được bày bán rất nhiều. Ở hầu hết các chợ, tiểu thương tự làm các món này, đựng trong hũ nhỏ để bán.
Mỗi hủ có giá giao động từ 10 đến 15 nghìn đồng.
Mỗi hũ có giá dao động từ 10.000 - 15.000 đồng.
Nắm lá xông, hoa cúng là những thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Các tiểu thương ở chợ thường nhập hàng từ miền Tây lên, bán với giá khoảng 10 nghìn đồng/bó.
Nắm lá xông, hoa cúng là những thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ. Các tiểu thương ở chợ thường nhập hàng từ miền Tây, bán với giá khoảng 10.000 đồng/bó.
Theo phong tục, nhiều người mua lá xông về để xông, tắm hoặc treo trước nhà với mong muốn giết sâu bọ trong cơ thể. Một bó gồm các loại lá như ngải cứu, ổi, bưởi, xả, xương rồng, bạch đàn, ngũ trảo...
Theo phong tục, nhiều người mua lá xông về để xông, tắm hoặc treo trước nhà với mong muốn giết sâu bọ trong cơ thể. Một bó gồm các loại lá như ngải cứu, ổi, bưởi, sả, xương rồng, bạch đàn, ngũ trảo...
Tranh thủ thời gian đi làm về, chị Phượng mua đầy đủ từ bánh ú, hoa quả, lá xông...về cúng. Theo chị Phượng, do ngày mai vẫn còn đi làm nên tranh thủ mua sắm sớm. 'Giá năm nay có nhích hơn một chút so với năm ngoái nên tôi mua lễ ít hơn', người phụ nữ nói.
Đi làm về, chị Phượng tranh thủ mua đầy đủ từ bánh ú, hoa quả, lá xông... về cúng. Theo chị Phượng, do ngày mai vẫn còn đi làm nên chị mua sắm sớm. "Giá năm nay có nhích hơn một chút so với năm ngoái nên tôi mua lễ ít hơn", chị Phượng cho biết.
Những loại trái cây có vị chua như mận, xoài, chôm chôm là mặt hàng bán chạy nhất trong dịp này, vì theo quan niệm của người xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp làm cho say, nếu tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn. Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là 'Tết giết sâu bọ' vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.
Những loại trái cây có vị chua như mận, xoài, chôm chôm, vải... là mặt hàng bán chạy nhất trong dịp này. Theo quan niệm dân gian, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp làm cho say, nếu tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn. Đó là lý do Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là Tết diệt sâu bọ - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.

Tại Hà Nội, những năm gần đây, ngoài các loại hoa trái quen thuộc như: hoa hoàng lan, hoa sen, mận, vải, rượu cái… nhiều gia đình có xu hướng chọn mua bông lúa non về dâng hương cúng Tết Đoan ngọ.

Chị Quách Thị Khánh - Mỹ Đình, Hà Nội cho biết, chị chuẩn bị hoa ngọc lan, cành cau tươi, mận, rượu nếp cẩm… và không thể thiếu bó bông lúa tươi thơm phức.

Nhiều người sắm lúa tươi cho mâm cúng Tết Đoan Ngọ hay dùng thay hoa cắm bình trang trí
Thay vì cắm hoa, nhiều người cắm lúa tươi cho mâm cúng Tết Đoan ngọ 

Trên mạng xã hội và trong các hội nhóm, có rất nhiều người chào bán bông lúa. Những bông lúa được bó lại xinh xắn bán với giá 40.000 - 80.000 đồng (tùy độ to nhỏ). Chơi bông lúa cũng cầu kỳ, kén người vì cắm khó hơn, decor khó hơn các loại hoa khác. 

Từ 2 năm trước, chị Phạm Thị Hà (Hà Đông, Hà Nội), quê Bắc Ninh, đã đưa bông lúa về bán cho mọi người trong khu chung cư nhà chị. Chị tỉ mỉ lựa chọn những bông lúa còn xanh, lá hơi vàng, bán với giá 40.000 - 60.000 đồng. Chị Hà cho biết, ban đầu, chị chỉ nghĩ bán cho vui nhưng không ngờ được nhiều người ủng hộ.

 Hương lúa mới gợi nhiều ký ức trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Một chậu lúa non cho ngày Tết Đoan ngọ

Năm ngoái, trong 3 tuần lúa đơm bông chị Hà đã bán được 400 - 500 bó lúa. Năm nay, mùa lúa muộn hơn mọi năm nên vào dịp Tết Đoan ngọ lúa mới quay bông, chị tranh thủ về quê nhờ bố mẹ cắt lúa. Chị cho biết chỉ bán trong khu chung cư và một vài người bạn có cùng sở thích chứ không bán rộng rãi. 

Chị chọn những thửa ruộng lúa tốt vừa phải làm sao để lá và bông hài hòa, bông lúa cúi đầu khi cắm rủ xuống, không chín quá. Chị còn chọn những thửa ruộng không bị sâu bệnh và bông lúa “sạch” không phun thuốc hóa học trong 2 tuần. Việc vận chuyển bông lúa cũng phải rất cẩn thận, tránh rụng hạt và gãy thân.

"Bó hoa lúa cắm vào nước có thể chơi được từ 10 đến 14 ngày. sau đó, có thể tận dụng tuốt lấy hạt thóc nhỏ đem rang làm nẻ hoa ăn cũng rất bùi, đây là món ăn tuổi thơ của thế hệ 7X, 8X", chị Hà cho biết.

Minh An - Việt Anh

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=