Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigui cũng cho biết chiếc tàu ngầm quân sự tuyệt mật này có động cơ hạt nhân nhưng lò phản ứng đã được cách ly khỏi đám cháy.
14 thuỷ thủ mất mạng vì hít phải khói của vụ cháy trên tàu ngầm ở biển Barents.
Con tàu hiện đang ở Severomorsk, căn cứ chính của Hạm đội phương Bắc của Nga
“Đã xác định được nguyên nhân chính – đã có lửa trong ngăn chứa pin và nó đã lan ra”, ông Shoigu nói với tổng thống Vladimir Putin trong một cuộc họp ngày 4 tháng 7, theo website của điện Kremlin.
“Bộ phận năng lượng hạt nhân trên tàu đã được hoàn toàn cách lý và không có người trong khu vực đó”. Thuỷ thủ đoàn đã thực hiện những bước cần thiết để bảo vệ bộ phận này và nó đang hoạt động bình thường. Điều này cho chúng tôi hy vọng rằng con tàu sẽ được đưa vào hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất”
Kremlin đã giữ bí mật về chiếc tàu này, với lý do “an ninh quốc gia”.
Theo tờ Rossiiskaya Gazeta của chính phủ Nga, thuỷ thủ đoàn trên tàu đang thực hiện chuyến khám phá đáy biển Bắc cực.
Không có nhiều tai nạn có liên quan đến tàu ngầm. Song dưới đây là những vụ nghiêm trọng nhất:
Tàu ARA San Juan của Hải quân Argentina đã biến mất cùng với 44 thuỷ thủ trong 1 chuyến tuần tra ở phía Nam Đại Tây Dương vào năm 2017. Xác tàu được tìm thấy 1 năm sau.
2003, 70 thuỷ thủ của Tàu Great Wall, lớp Ming của Trung Quốc đã chết ngạt do động cơ diesel gặp trục trặc, khiến lượng oxy trong tàu bị tụt.
Tàu Kursk của Nga bị chìm trên biển Barents vào năm 2000 sau khi một quả thuỷ lôi nổ trong một buổi tập trận, 118 thuỷ thủ thiệt mạng, bao gồm cả 23 người sống sót sau vụ nổ nhưng chết do thiếu hụt oxy.
Tàu USS Scorpion chìm trên biển Đại Tây Dương vào năm 1968, có thể do một quả thuỷ lôi bị nổ, giết chết 99 thuỷ thủ.
Tàu USS Thresher bị chìm trong một buổi kiểm tra lặn vào năm 1963, làm 129 người thiệt mạng – con số lớn nhất trong lịch sử các vụ tai nạn tàu ngầm.
Ngày 2/11, các nhà chức trách cho biết tổng cộng 198 người đã thiệt mạng và 111 người khác bị thương, trong các vụ tấn công khủng bố riêng biệt ở Pakistan.