Cùng con đi tiếp cuộc đời (bài )

Tạo dựng cảm giác gia đình cho trẻ mồ côi

10/11/2021 - 12:27

PNO - Trong đại dịch COVID-19, nhiều gia đình đang yên ấm bỗng chốc mất đi người thân. Đau đớn nhất có lẽ là việc nhiều đứa trẻ đang tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” phải nhận cú sốc: trở thành trẻ mồ côi.Tổn thương tâm lý do mất cha mẹ, sự thiếu vắng tình thương của người ruột thịt là những tổn thất không thể đong đếm hay diễn tả.

 

Ảnh mang ti nh1 minh họa - SHUTTERSTOCK
Mất cha mẹ là nỗi đau khủng khiếp nhất với bất kỳ ai. Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK


Khát khao “cảm giác gia đình” 

Những năm từ 2012 đến trước khi đại dịch diễn ra, tôi hay lui tới những mái ấm, cơ sở bảo trợ - nuôi dạy trẻ mồ côi ở TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh Tây Nguyên để hỗ trợ tâm lý, vật chất và giáo dục các em.

Vì được ở với các em, dạy kỹ năng, đọc sách, hát, vui chơi và tâm sự cùng các em nhiều ngày, tôi nhận ra rằng: Dù được chăm sóc tốt về vật chất, những người thay thế vai trò cha mẹ các em ở các cơ sở có nỗ lực tận cùng, có thương các em bằng cả trái tim, thì cũng không thể lấp đầy những khát khao, nhu cầu có cha, có mẹ, có người thân và cảm nhận được “cảm giác gia đình”.

Trong một phát biểu gần đây, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, cũng khẳng định: “Một số người cho rằng cho các em một nơi trú ngụ là giải pháp duy nhất. Nhưng không phải như vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng cùng nhau tìm được môi trường gia đình cho các em”. 

Do đó, trước những trăn trở “cần làm gì để hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả cho trẻ mồ côi sau đại dịch”, chúng ta cần cân nhắc hướng đến việc tạo cho các em bầu không khí tâm lý gia đình, cảm giác gia đình hay môi trường gia đình để các em giảm bớt gánh nặng tâm lý ở chính mình, cũng như đối với những người xung quanh.   

Ưu tiên yếu tố gia đình

Để tránh những xáo trộn ngày càng lớn sau cú sốc mất người thân, cần chú trọng nắm bắt tâm lý trẻ, chăm sóc tinh thần bên cạnh các hỗ trợ cần thiết về vật chất. Đặc biệt là việc ưu tiên hỗ trợ trẻ ngay tại ngôi nhà nơi trẻ sinh ra và gắn bó. Đặt nặng “yếu tố gia đình” trong vấn đề cải thiện đời sống vật chất và tâm lý cho trẻ.

Ảnh Rawpixel.com
Cần giúp trẻ sống trong không khí gia đình ở đoạn đời không còn cha mẹ - Ảnh Rawpixel.com

 

Chẳng hạn, đối với trường hợp trẻ em mồ côi nhưng vẫn còn người thân/người sống cùng nhà trước đây như ông bà, cô, dì, cậu, chú, bác hoặc anh chị em lớn, cần ưu tiên hỗ trợ ngay tại gia đình, để trẻ vẫn giữ được những thói quen lành mạnh, cảm giác thân thuộc như khi còn cha mẹ.

Đối với trẻ còn người thân, họ hàng ở xa, cần hỗ trợ liên lạc để kết nối càng sớm càng tốt, bố trí cho các em ở cùng. Ngoài ra, nếu các em có anh, chị em ruột nhưng không còn họ hàng, có thể để các em sống với nhau trong các cơ sở bảo trợ. Điều này giúp trẻ giảm cảm giác lạc lõng hay mất mát khi không còn cha mẹ, đặc biệt, trẻ vẫn cảm nhận được tình thân qua những người có cùng huyết thống, có những điểm chung nhất định và chịu ảnh hưởng bởi truyền thống, phong tục, tập quán tương tự nhau.

Nếu không thể ở với họ hàng người thân như ông bà, cô, dì, cậu, chú bác, có thể tìm kiếm các cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng các em, bố trí cho các em là anh chị em ruột ở cùng nhau.

Ảnh mang tính minh họa - Jcomp
Hãy giúp trẻ sinh hoạt, học tập trở lại để tránh những khoảng trống tâm lý. Ảnh mang tính minh họa - Jcomp

 

Duy trì nếp sống bình thường

Trong số hàng ngàn trẻ mồ côi, có trẻ gần như chỉ còn lại một mình, không ai thân thích, hoặc nếu có họ hàng, cũng không đủ điều kiện hỗ trợ như ở quá xa hoặc gia cảnh khó khăn... Các trẻ này thường sẽ được sắp xếp vào các cơ sở nuôi dạy tập trung.  Khi tiếp cận và hỗ trợ trẻ, cần hết sức lưu ý đến gia cảnh trước đây, tình trạng hiện tại, cảm xúc, nhu cầu, tâm tư và nguyện vọng riêng...

Trong đó, việc duy trì hay tạo dựng môi trường, nếp sống, sinh hoạt, học tập giống như gia đình trước đây mà các em đã sống có thể giúp các em đỡ hoang mang, hụt hẫng và giảm cảm giác cô đơn. 

Chúng ta có thể bắt đầu từ việc tìm hiểu nếp sống cũ của trẻ và hỗ trợ trẻ duy trì lịch sinh hoạt trước đây như vui chơi, học tập, thể thao, dọn dẹp, dã ngoại, gặp gỡ bạn bè...

Người chăm sóc trực tiếp hoặc chịu trách nhiệm hỗ trợ trẻ ở các cơ sở tiếp nhận cần tinh tế theo dõi các biểu hiện cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ của trẻ để đánh giá sự tiến bộ, cởi mở hay khép kín, từ đó có giải pháp giúp đỡ kịp thời. Việc chỉ trích, chê bai, thành kiến, cô lập trẻ với đám đông, thiếu cân nhắc trong hành xử sẽ làm tổn thương thêm tâm lý vốn dĩ đã mất cân bằng, bất ổn của trẻ.

Ảnh mang tính minh họa - Jcomp
Người chăm sóc cần quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện cảm xúc ở trẻ mồ côi cha mẹ vì COVID-19. Ảnh mang tính minh họa - Jcomp

 

Nếu trẻ có cha hoặc mẹ nuôi hay đỡ đầu, có anh em kết nghĩa... sẽ có thể là điểm sáng trong việc củng cố “cảm giác gia đình” cho trẻ. 

Trong trường hợp trẻ có thái độ và hành vi kém thích ứng, khép mình, né tránh giao tiếp xã hội, rối loạn cảm xúc, hành vi hoặc có biểu hiện lo âu, trầm cảm sau cú sốc mất cha mẹ... người phụ trách chăm sóc, giáo viên và đội ngũ hỗ trợ cần ghi nhận kịp thời các dấu hiệu, thông báo cho tổ chức trẻ em hoặc tham vấn các nhà chuyên môn tâm lý, giáo dục để được phân tích, giải đáp và can thiệp kịp thời, tránh những diễn biến không mong đợi.

Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Huân 
(Đại học Quốc tế Sài Gòn)
 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.