Tặng phương tiện làm ăn và chi phí sửa chữa nhà cho 7 phụ nữ nghèo

10/10/2023 - 07:46

PNO - Hội LHPN quận Bình Tân (TPHCM) vừa tặng phương tiện làm ăn và chi phí sửa chữa nhà cho 7 phụ nữ nghèo.

Các phương tiện được trao gồm có xe bán cà phê, xe bán mì, xe nước mía, máy may. Vào ngày 8/10, nhận được phương tiện, các chị em đã bắt tay vào công việc làm ăn, buôn bán ngay. 

Mới hơn 9g của buổi sáng đầu tiên, chị Võ Thị Mười (56 tuổi), ở phường Bình Hưng Hòa đã bán được 15 tô mì Quảng. Chị nói đây là khởi đầu thuận lợi, mong bước đầu mỗi ngày bán được 30, 40 tô mì là mừng. Vợ chồng chị cùng quê Quảng Nam. Vào TPHCM, chị làm công nhân, anh xã đi phụ hồ, nuôi 3 người con ăn học. Gần đây, công việc của chồng bấp bênh, còn chị thì lớn tuổi không làm ở xưởng được nữa nên kê chiếc bàn nhỏ trước nhà trọ bán bánh tráng trộn, bánh tráng nướng. Chị luôn ao ước mở một tiệm mì Quảng đặc sản quê hương, nhưng không có vốn. Nay được hội hỗ trợ, chị phấn khởi vô cùng.
Mới hơn 9g của buổi sáng đầu tiên, chị Võ Thị Mười (56 tuổi), ở phường Bình Hưng Hòa đã bán được 15 tô mì Quảng. Chị nói đây là khởi đầu thuận lợi, mong bước đầu mỗi ngày bán được 30, 40 tô mì là mừng. Vợ chồng chị quê ở Quảng Nam. Vào TPHCM, chị làm công nhân, anh xã đi phụ hồ, nuôi 3 đứa con ăn học. Gần đây, công việc của chồng bấp bênh, còn chị thì lớn tuổi không làm ở xưởng được nữa nên kê chiếc bàn nhỏ trước nhà trọ bán bánh tráng trộn, bánh tráng nướng. Chị luôn ao ước mở một tiệm mì Quảng đặc sản quê hương, nhưng không có vốn. Nay được hội hỗ trợ, chị phấn khởi vô cùng.

 

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (45 tuổi), ở trọ tại phường Bình Hưng Hòa cũng là người Quảng Nam, vào TPHCM lập nghiệp cách nay 10 năm. Ban đầu, chị làm công nhân, sau đó mở tiệm giặt ủi, còn chồng là lao động tự do. Tiệm ngày càng ít khách, trong khi bản thân chị đang phải điều trị bệnh hiểm nghèo và 2 cô con gái thì đứa học cấp 3, đứa đại học khiến cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn. Chị Tuyền chia sẻ: “Xe nước mía là mơ nước lâu nay của tôi, vậy mà gom góp hoài vẫn không đủ mua. Làm được bao nhiêu dồn hết vô tiền trọ, thuốc men, học hành hết bấy nhiêu. Quà này của hội thật sự quý giá với gia đình tôi. Sáng giờ tôi bán được 10 ly rồi”.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (45 tuổi), ở trọ tại phường Bình Hưng Hòa cũng là người Quảng Nam, vào TPHCM lập nghiệp cách nay 10 năm. Ban đầu, chị làm công nhân, sau đó mở tiệm giặt ủi, còn chồng là lao động tự do. Chị mắc bệnh hiểm nghèo, 2 con đang học cấp III và  đại học, tiệm giặt ủi ngày càng ít khách khiến cuộc sống gia đình khó khăn. Chị Tuyền chia sẻ: “Xe nước mía là mơ ước lâu nay của tôi, vậy mà gom góp hoài vẫn không đủ mua. Làm được bao nhiêu dồn hết vô tiền trọ, thuốc men, học hành. Món quà hội tặng thật sự quý giá với gia đình tôi. Sáng giờ tôi bán được 10 ly rồi”.

 

Quyết định ở vậy lo cho 2 người cháu ăn học bằng nghề may gia công, chị Nguyễn Thị Thanh Trọn (41 tuổi), ở phường Bình Hưng Hòa bỗng chới với vì chiếc may may “cần câu cơm” của 3 dì cháu bị hư. Chị kể, máy này mua lại của người ta, giá 2 triệu, hư lên hư xuống, vài lần sửa đều tốn hết mấy trăm ngàn, giờ thì “hết đát”. Được hội tặng máy may mới đúng lúc ngặt nghèo, chị Trọn xúc động: “Gần cuối năm rồi, lòng tôi rối bời. Giờ muốn xin vào các xưởng may tư nhân nhỏ thôi cũng khó vì đơn hàng ít. Có máy này, tôi vừa nhận gia công, vừa sửa quần áo cho bà con lối xóm chắc cũng kiếm được đồng ra đồng vô, lại còn có thời gian lo cơm nước, đưa đón các cháu đi học”.
Quyết định ở vậy lo cho 2 đứa cháu ăn học bằng nghề may gia công, chị Nguyễn Thị Thanh Trọn (41 tuổi), ở phường Bình Hưng Hòa bỗng chới với vì chiếc máy may - cần câu cơm của 3 dì cháu - bị hư. Chị kể, máy này mua lại 2 triệu, hư lên hư xuống, đã qua vài lần sửa, giờ thì hết đát. Được hội tặng máy may mới, chị Trọn xúc động: “Gần cuối năm rồi, lòng tôi rối bời. Giờ muốn xin vào các xưởng may tư nhân nhỏ thôi cũng khó vì đơn hàng ít. Có máy này, tôi vừa nhận gia công, vừa sửa quần áo cho bà con lối xóm chắc cũng kiếm được đồng ra đồng vô, lại còn có thời gian lo cơm nước, đưa đón các cháu đi học”.

 

Lâu nay, chị Dương Thị Mỹ Ánh (49 tuổi), ở phường An Lạc đặt chiếc bàn nhựa trước nhà, bên trên có mấy lốc nước ngọt, ít kẹp tóc và băng đô. Chị cứ ước có xe bán cà phê, nước giải khát tinh tươm để thu hút khách, nhưng cảnh nhà khó quá không sắm được. Chồng chị chạy xe ôm, 2 đứa con đều đang đi học. Gần nhà có công trình xây dựng với nhiều công nhân, thấy lượng khách hàng tiềm năng như vậy mà mình chẳng thể đầu tư, lòng chị càng thêm buồn. Biết hoàn cảnh này, không chỉ mua tặng xe bán cà phê, hội còn sắm cho chị mấy bộ bàn ghế nhựa.
Lâu nay, chị Dương Thị Mỹ Ánh (49 tuổi), ở phường An Lạc đặt chiếc bàn nhựa trước nhà để vài lốc nước ngọt, kẹp tóc, băng đô. Chị ao ước có cái xe bán cà phê, giải khát để thu hút khách, nhưng mãi không sắm được. Gần nhà có công trình xây dựng, nhiều khách hàng là công nhân, mà mình chẳng thể đầu tư, lòng chị càng thêm buồn. Dịp này, hội không chỉ tặng xe bán cà phê mà còn tặng chị thêm mấy bộ bàn ghế nhựa.

 

Ngoài phương tiện làm ăn, dịp này, Hội LHPN quận Bình Tân hỗ trợ 1 gia đình hội viên kinh phí sữa chữa nhà là 50 triệu đồng. Nhận sẻ chia từ hội,  chị Trần Thị Trúc Ly (51 tuổi), ở phường An Lạc đã rưng rưng. Chồng và con trai chị đều đang phải điều trị bệnh nan y, trong khi đó mẹ chồng bị đột quỵ nằm 1 chỗ. Mọi chi tiêu trong nhà đều trông chờ đồng lương tạp vụ của chị. Căn nhà xuống cấp, chái bếp thấp và mục nát, mưa ngập nắng thì nóng ngộp đã hơn 10 năm mà không có điều kiện sữa chữa. Với số tiền hội giúp, chị phấn khởi trước viễn cảnh Tết Nguyên đán tới đây gia đình sẽ được sống trong căn nhà cao ráo, không dột, không ngập.
Ngoài phương tiện làm ăn, dịp này, Hội LHPN quận Bình Tân hỗ trợ 1 gia đình hội viên 50 triệu đồng để sửa chữa nhà. Nhận tiền, chị Trần Thị Trúc Ly (51 tuổi), ở phường An Lạc đã rưng rưng. Gia cảnh của chị Trúc Ly đang rất khó khăn: chồng và con trai mắc bệnh nan y, mẹ chồng bị đột quỵ, mọi chi tiêu trong nhà đều trông chờ đồng lương tạp vụ của chị. Căn nhà xuống cấp, chái bếp thấp và mục nát.

Mẫn Nhi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI