Tảng băng lớn nhất thế giới lại bắt đầu di chuyển sau hơn 30 năm bị mắc kẹt

03/12/2024 - 12:16

PNO - Tảng băng trôi lớn nhất thế giới lại bắt đầu di chuyển sau 30 năm bị mắc kẹt và các nhà khoa học chưa biết được nó sẽ trôi về đâu.

Tảng băng trôi khổng lồ này có tên là A23a, lần đầu tiên A23a tách khỏi Thềm băng Filchner ở Biển Weddell phía nam Nam Cực vào năm 1986. Tuy nhiên, nó nhanh chóng bị mắc kẹt trong trầm tích biển, được neo giữ bằng một lớp băng dày 350 mét và nằm đó trong hơn ba thập kỷ.

Tảng băng có độ dày hơn 274m, nặng gần một nghìn tỷ tấn.
Tảng băng có độ dày hơn 274m, nặng gần một nghìn tỉ tấn.

Phải đến năm 2020, tảng băng mới bắt đầu tan chảy đủ để nổi trở lại và tiếp tục hành trình trôi nổi của mình. Đo được kích thước thật sự của A23a là một thách thức. Theo BBC, vệ tinh không gian đo lường đã chỉ ra rằng khối băng đóng băng có độ dày trung bình chỉ hơn 274m (900 feet) và nặng gần một nghìn tỉ tấn, gấp đôi kích thước của Đại Luân Đôn.

Sau khi thoát khỏi Biển Weddell, tảng băng trôi di chuyển chậm trước khi các dòng hải lưu và gió cuốn nó về phía bắc hướng đến vùng không khí và vùng nước ấm hơn. Tuy nhiên vào tháng 8 năm 2020, thì núi băng khổng lồ này lại bị mắc kẹt trong dòng hải lưu xoay tròn gọi là Taylor Column, xoay ngược chiều kim đồng hồ khoảng 15 độ một ngày. Do đó, thay vì chậm rãi tan chảy như dự kiến, núi băng trôi khổng lồ có thể tồn tại cho tới khi rời khỏi xoáy nước Taylor Column.

A23a hiện đang đi theo một con đường được gọi là Iceberg Alley - đa số những tảng băng trôi của Nam Cực đều đi theo tuyến đường này và hướng đến là Nam Georgia (thuộc Anh) (Ảnh từ NASA)
A23a hiện đang đi theo một con đường được gọi là "Iceberg Alley" (Ảnh từ NASA)

A23a hiện đang đi theo một con đường được gọi là "Iceberg Alley" - đa số những tảng băng trôi của Nam Cực đều đi theo tuyến đường này và hướng đến là Nam Georgia (thuộc Anh)

Vào thời điểm này, đường đi trong tương lai của nó khiến các nhà khoa học bối rối, họ bối rối trước những cơn gió tây chủ đạo đang quét qua khu vực này. Nhưng đến tháng 4 năm nay, tảng băng giá này đang trôi dạt dọc theo Vĩ tuyến 60 gần Quần đảo Nam Orkney, cách khoảng 430 dặm về phía đông bắc của Bán đảo Nam Cực.

Một cuộc tranh cãi đã nổ ra giữa các nhà khoa học rằng A23a sẽ trôi về đâu và bị tan vào lúc nào. Trao đổi với BBC, giáo sư Mark Brandon nhận xét: "Thông thường, bạn nghĩ rằng tảng băng trôi là thứ tạm thời; chúng vỡ ra và tan chảy. Nhưng tảng băng này thì không, A23a là tảng băng trôi không chịu chết”.

Hiện tượng băng tan gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và Trái Đất.
Hiện tượng băng tan gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và Trái Đất.

Sự kiện băng tan gây rắc rối cho động vật hoang dã ở Nam Cực, gây khó khăn trong tìm kiếm thức ăn ở vùng biển xung quanh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng. Nước biển tăng trên toàn cầu, ước tính hiện nay cho thấy chỉ riêng tình trạng mất băng ở Nam Cực chịu trách nhiệm khiến mực nước biển toàn cầu tăng 0,4 milimet/năm. Nếu dải băng Tây Nam Cực sụp đổ hoàn toàn, mực nước biển sẽ tăng vài mét, ảnh hưởng tới các cộng đồng dân cư ven biển trên khắp thế giới.

Hà Di (theo Mirror)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI