Tân tổng thống Donald Trump đưa ra luật mới đi ngược lại với hiến pháp Mỹ

30/11/2016 - 10:23

PNO - Tổng thống Barack Obama đang tận dụng khoảng thời gian cuối cùng tại nhiệm để tạo nên những thay đổi về luật pháp vào phút cuối cũng như củng cố “di sản” của mình trước khi ông Donald Trump nhậm chức.

Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ hôm 29/11 kêu gọi phải có biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những người biểu tình đốt cờ Mỹ, mặc dù Tòa án Tối cao ra phán quyết cho rằng đó là một hình thức tự do ngôn luận được bảo vệ.

Ông Trump viết trên Twitter: "Không ai được phép đốt cờ Mỹ - nếu họ làm thế, phải có hậu quả - có thể là bị tước quyền công dân hoặc vào tù".

Chưa rõ nguyên do nào đã khiến tổng thống đắc cử lên tiếng. Nhưng tin nhắn trên Twitter của ông được tải lên chỉ vài ngày sau khi một trường đại học ở bang Massachusetts quyết định ngưng treo cờ sau khi một số sinh viên đốt một lá cờ để phản đối chiến thắng gây kinh ngạc của ứng cử viên Đảng Cộng hoà Donald Trump, đánh bại ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống cách đây ba tuần.

Tan tong thong Donald Trump dua ra luat moi di nguoc lai voi hien phap My
Những người biểu tình đốt cờ Mỹ bên ngoài toà tháp Trump sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, ở Manhattan, New York, 9/11/2016.

Trong những thập kỷ gần đây, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã nhiều lần tìm cách ngăn cấm việc đốt hay xúc phạm lá cờ Hoa Kỳ.

Nhưng Tòa án Tối cao năm 1989 ra phán quyết cho rằng các luật nghiêm cấm việc hủy hoại quốc kỳ như một hình thức phản đối, là vi hiến bởi vì các luật ấy vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, vốn bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Đây cũng là vấn đề gây tranh cãi trong hai vụ kiện năm 1989 và 1990.

Trong vụ kiện "Texas đấu Johnson" năm 1989, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết với tỷ lệ 5 ủng hộ - 4 phản đối rằng đốt cờ là hình thức "ngôn luận có tính biểu tượng" mà Tu chính án Thứ nhất bảo vệ. Phán quyết này được đưa ra sau khi Gregory Johnson kháng cáo vì bị một tòa án Texas kết luận ông vi phạm luật bang, "cấm mạo phạm đối tượng tôn kính" như quốc kỳ Mỹ.

Năm 1990, trong vụ "Mỹ đấu Eichman", Tòa án Tối cao một lần nữa khẳng định quyền đốt cờ, kết luận Đạo luật Bảo vệ Quốc kỳ 1989, do quốc hội thông qua để phản ứng với vụ "Texas đấu Johnson", là vi hiến.

Jason Miller, người phát ngôn nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump, từ chối trả lời câu hỏi liên quan đến việc hiến pháp bảo vệ đốt cờ.

"Đốt cờ nên được coi là phi pháp", Miller nói.

Obama hạn chế quyền lực của Trump bằng “quy định lúc nửa đêm”

Theo các báo cáo từ Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đang tận dụng khoảng thời gian cuối cùng tại nhiệm để tạo nên những thay đổi về luật pháp vào phút cuối cũng như củng cố “di sản” của mình trước khi ông Donald Trump bước chân vào phòng Bầu Dục.

Theo Daily Mails, “những quy định lúc nửa đêm” là các điều luật được ban hành trong khoảng thời gian từ ngày  bầu cử tháng 11 cho đến lễ nhậm chức của Tân Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1. Đây là cơ hội cuối cùng cho Tổng thống sắp mãn nhiệm đóng những con dấu cuối cùng của nhiệm kỳ và thắt chặt bàn tay can thiệp của người kế nhiệm.

Như vậy, Tổng thống Obama có thể thông qua một số luật bởi kẽ hở luật pháp Hoa Kỳ cho phép ông có thể thông qua những quy tắc vào giờ chót và biến nó thành quy định hợp pháp trong Bộ Quy tắc Liên bang, tương đương với các điều luật trong Hiến pháp Mỹ.

Tan tong thong Donald Trump dua ra luat moi di nguoc lai voi hien phap My
Ông Obama có thể ban hành một số quy định vào khoảng thời gian cuối cùng trước khi rời Nhà Trắng.

Theo báo cáo, hiện vẫn còn 98 quy định cuối cùng đang được xem xét tại Nhà Trắng và có thể được thực thi trước khi ông Donald Trump nhận nhiệm sở. Politico cho biết, 17 điều trong số đó liên quan đến nền kinh tế, với những tác động có thể lên tới ít nhất 100 triệu USD mỗi năm.

Tổng thống Obama đang nỗ lực thúc đẩy các quy định về những vấn đề gần gũi với ông như ô nhiễm môi trường từ ngành công nhiệp dầu mỏ và các biện pháp nhằm mục đích giúp đỡ các công nhân nhập cư có tay nghề nhanh chóng nhận được thẻ xanh.

Ngoài ra, ông Obama cũng đang thúc đẩy đàm phán một hiệp định đầu tư với Trung Quốc và cân nhắc các quyết định cùng Bộ Giáo dục xem có xóa nợ cho sinh viên hay không.

Báo cáo cho biết ông Obama quyết định sẽ thực hiện “những quy định lúc nửa đêm” bất chấp lời cảnh báo từ Lãnh đạo đảng đa số Hạ Viện Kevin McCathy. Trong một lá thư gửi ông Obama hôm 15/11, ông McCathy cho hay: “Nếu ông phớt lờ lời khuyên này thì hãy biết rằng chúng tôi sẽ làm việc cùng các đồng nghiệp để đảm bảo Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng hành động của ông và nếu hợp lý sẽ đảo chiều các chính sách đó”.

Các “quy định lúc nửa đêm” có thể bị đảo ngược bởi cơ quan hành pháp Hoa Kỳ nhưng điều này yêu cầu một tiến trình cân nhắc rất tỉ mỉ. Quốc hội có thể thay đổi các điều luật trên bằng cách thông qua một điều luật bổ sung rõ ràng.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI