Tận mắt xem khảm xà cừ lên gỗ tại làng nghề trăm tuổi ở Tiền Giang

01/08/2024 - 06:31

PNO - Khảm xà cừ (cẩn xà cừ) là nghề thủ công lâu đời ở Tiền Giang. Nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, dụng công rất lớn của những người thợ.

Từ những vỏ ốc biển xà cừ có màu sắc lóng lánh, người dân nơi Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công (xã Tân Trung, thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang) tỉ mỉ cưa từng vỏ ốc xà cừ thành những con chữ, bông hoa và hình dáng lượn tròn để khảm bức tranh bằng gỗ.
Từ lớp xà cừ có màu sắc lấp lánh trong những vỏ ốc biển, người dân Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công (xã Tân Trung, thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang) tỉ mỉ cưa, bóc tách... rồi tạo hình thành hoa lá, con chữ... khảm lên gỗ.
Theo kinh nghiệm dân gian, tùy vào loại lớp xà cừ càng dày, càng phản chiếu màu sắc phong phú thì giá trị càng cao.
Theo kinh nghiệm của những người làm nghề, lớp xà cừ càng dày, càng tạo hiệu ứng phản chiếu màu sắc tốt hơn. Do đó giá trị loại xà cừ này càng cao.
Để có mảnh xà cừ hoàn chỉnh khảm vào tủ thờ, các sản phẩm mỹ nghệ, người thợ phải làm nhiều công đoạn từ chẻ vỏ ốc thành mảnh rồi mài sạch lớp vỏ ngoài chỉ giữ lại lớp xà cừ sáng bóng. Sau đó phân loại xà cừ theo màu sắc, đồng thời  tiếp tục cắt theo thớ, hơ, ép mảnh xà cừ cho thật phẳng.
Để có mảnh xà cừ hoàn chỉnh khảm vào tủ, kệ, các sản phẩm mỹ nghệ... người thợ phải làm nhiều công đoạn từ chẻ vỏ ốc thành mảnh, mài sạch lớp vỏ ngoài chỉ giữ lại lớp xà cừ sáng bóng. Sau đó phân loại xà cừ theo màu sắc, cắt theo thớ, ép phẳng...
Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề, nhiều sản phẩm mỹ nghệ như: tủ thờ, tranh, khay trà, hộp gỗ… được khảm xà cừ tuyệt đẹp, luôn được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng.
Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề, nhiều sản phẩm mỹ nghệ như: tủ thờ, tranh, khay trà, hộp gỗ… được khảm xà cừ tuyệt đẹp, luôn được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng.
Tùy vào tay nghề, thu nhập mỗi thợ khảm xà cừ khoảng 10 triệu đồng/tháng. Chính vì lẽ đó, người dân bám trụ với nghề, đồng thời truyền lại cho con cháu đời sau.
Tùy vào tay nghề, thu nhập mỗi thợ khảm xà cừ khoảng 10 triệu đồng/tháng. Chính vì lẽ đó, người dân bám trụ với nghề, đồng thời truyền lại cho con cháu đời sau.
Toàn xã Tân Trung có khoảng 500 cơ sở làm mộc, khảm xà cừ tồn tại từ lâu đời. Trong đó, phải kể đến ông Nguyễn Đạt, Nguyễn Văn Đủ,… là hộ gia đình gắn bó hàng chục năm với nghề khảm xà cừ.
Toàn xã Tân Trung có khoảng 500 cơ sở làm mộc, khảm xà cừ tồn tại từ lâu đời. Trong đó, phải kể đến ông Nguyễn Đạt, Nguyễn Văn Đủ…
Chất liệu để khảm là những gỗ tốt nên lưu giữ được bền lâu. Cùng với những chi tiết tinh xảo, màu sắc hài hòa của xà cừ sẽ tạo tính thẩm mỹ cho từng sản phẩm được khảm.
Chất liệu để khảm là những gỗ tốt nên lưu giữ được bền lâu. Cùng với những chi tiết tinh xảo, màu sắc hài hòa của xà cừ sẽ tạo tính thẩm mỹ cho từng sản phẩm được khảm.
Theo những người thợ, khảm xà cừ có hai hình là  khảm chìm (xà cừ được gắn chìm xuống bề mặt gỗ) và khảm nổi (xà cừ được tạo hình 3 chiều và gắn nổi trên bề mặt gỗ).
Theo những người thợ, khảm xà cừ có 2 hình thức là khảm chìm (xà cừ được gắn chìm xuống bề mặt gỗ) và khảm nổi (xà cừ được tạo hình 3 chiều và gắn nổi trên bề mặt gỗ).
Khảm xà cừ có những khâu cơ bản, như: vẽ mẫu, cưa ốc, đục, tách, gắn và sơn hoàn thiện sản phẩm. Phần lớn các khâu khảm xà cừ chủ yếu vẫn làm bằng thủ công bằng tay, đây được xem là điểm độc đáo.
Khảm xà cừ có những khâu cơ bản như vẽ mẫu, cưa ốc, đục, tách, gắn và sơn hoàn thiện sản phẩm. Phần lớn các khâu khảm xà cừ chủ yếu vẫn làm thủ công, đây được xem là điểm độc đáo.
Tỉ mỉ qua từng khâu.
Các khâu đều được những người thợ làm tỉ mỉ.
Khảm xà cừ chủ yếu làm thủ công bằng tay.
Khảm xà cừ chủ yếu làm bằng tay.
Tùy vào chủ đề tranh: tứ quý, tứ linh, phong cảnh, thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công… những người thợ sẽ lựa chọn, phác họa và thổi hồn vào những sản phẩm mỹ nghệ với độ tỉ mỉ qua từng đường nét, càng chi tiết thì tranh càng đẹp.
Các bộ tranh hay họa tiết thường theo chủ đề: tứ quý, tứ linh, phong cảnh, thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công…
Bắt kịp xu thế, cũng như phát triển nghề mộc bền vững, nhiều hộ gia đình ở xã Tân Trung đã đầu tư thêm máy laser nhằm giúp tăng nhanh sản lượng, giảm thời gian và chi phí sản xuất, góp phần tăng thêm lợi nhuận.
Hiện nay, nhiều hộ làm nghề đầu tư thêm máy móc vào một số khâu có thể thay thế sức người. Chẳng hạn máy laser nhằm giúp tăng nhanh sản lượng, giảm thời gian và chi phí sản xuất, góp phần tăng thêm lợi nhuận.
Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công trăm năm tuổi.
Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công trăm năm tuổi.
Một xưởng chuyên khảm xà cừ ở xã Tân Trung, thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Một xưởng chuyên khảm xà cừ ở xã Tân Trung, thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Theo UBND xã Tân Trung, nghề khảm xà cừ ở Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công, không chỉ giúp người dân khấm khá, mà còn giải quyết được việc làm cho lao động tại phương, nhất là lao động nữ.
Theo UBND xã Tân Trung, nghề khảm xà cừ ở Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công, không chỉ giúp người dân khấm khá, mà còn giải quyết được việc làm cho lao động tại địa phương, nhất là lao động nữ.

Thanh Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI