Tan hoang những cánh đồng mùa bão

09/09/2024 - 15:34

PNO - Cậu nói nhà nào có mái tôn chống nóng đều bị gió lật, trồng trọt có năm này năm khác, có ít thì tiêu ít, còn người là còn của. Vụ nay thất thu, vụ sau gỡ gạc.

Quê tôi nằm bên sông Kinh Thầy, cánh đồng quanh năm được bồi đắp phù sa màu mỡ. Cũng con sông hiền hòa cho cá cho tôm ấy, ngày gió bão lại biến thành tai họa của dân làng.

Mùa lũ đi qua dải đê làng tôi lại được người làng đắp kiên cố hơn lần trước. Bây giờ về quê mặt đê đã được trải nhựa, người làng đi làm đồng cũng bớt nhọc nhằn.

Một ruộng dưa bị gió quật tả tơi. Ảnh Huấn Nguyễn
Một ruộng dưa bị gió quật tả tơi (ảnh: Huấn Nguyễn)

Tôi gọi về cho người thân trước cơn bão Yagi, và được biết việc cần làm đều đã làm: chống chuối, hạ tán cây trong vườn, hoa trái thu được cái gì đều thu sớm, xanh nhà hơn già đồng. Mấy chục năm nay, bão lớn về đến quê tôi thường đã suy giảm thành áp thấp nhiệt đới nên người trẻ như tôi chỉ được nghe ông bà kể lại mùa bão cách đây đã mấy chục năm. Mùa giáp hạt sau dịp tết năm ấy, khoai mốc sắn mốc cũng phải ăn, mẹ tôi lỡ tay đánh đổ đèn dầu vào bao sắn, sắn khô ghế lên toàn mùi dầu cũng không được bỏ đi. Không ăn thì chết đói, bão mà, người làng ai nấy đói khổ như nhau.

Nhiều năm nay người làng tôi chủ yếu canh tác hành tỏi, trồng sắn dây và chuối. Đây là những nông sản cho năng suất và thu nhập cao, làng thay da đổi thịt mỗi ngày, nhà xây kiên cố, khang trang, chỉ cần ở yên trong nhà mọi người sẽ an toàn. Nhưng xem tin tức thời sự bão lũ, tôi thắt lòng thương mảnh vườn có những thân cây đã gắn bó với người suốt mấy chục năm, thương cánh đồng lúa vừa trổ đòng thơm hương sữa, những ruộng dưa trái vừa bằng nắm tay, những ruộng chuối ven sông hứa hẹn thu hoạch vào dịp tết...

Nhà nông trông cả vào cánh đồng, trẻ con lớn lên rồi đi xa đều nhờ vào đồng đất quê nhà. Con người ra sức chinh phục thiên nhiên, nhưng trước thiên nhiên lại vô cùng bé nhỏ, không thể bảo vệ được cánh đồng trước cơn bão dữ.

Bão về, gió gầm gừ như chó sói. Các cụ vẫn hay nói “cau già bà lim”, cau dẻo lắm, thân mảnh khảnh vươn lên cao vút nổi bật trong làng. Thế mà lần này cau cũng không trụ nổi. Mất điện, mất sóng, chúng tôi ở xa không thể liên lạc về quê. Nhóm Zalo bạn học cấp II lo lắng hỏi thăm nhau rồi nhờ một bạn công tác gần nhà về quê đi một vòng quanh xóm. Nhìn hình ảnh bạn gửi lên mà buồn thắt ruột gan, cánh đồng không còn gì cả: chuối đổ gục, lúa nằm rạp trên mặt đất, những ruộng dưa bị gió đánh tả tơi, vườn nhà tan tác, những cái cây mấy chục năm tuổi bị gió bẻ hết lá cành…

Ai đó trong nhóm thốt lên: "Thương cây và thương những cánh đồng quá!". Những cái cây hơn tuổi của mình, bây giờ trồng lại thì đến lúc về già cũng chưa chắc cây lớn bằng ngần ấy. Cánh đồng làng mình đấy - tấc đất tấc vàng. Người dân dẫu ban ngày đi làm công nhân, làm thợ xây, thoát ly ra thành phố vẫn không bỏ ruộng. Ban đêm người làng đeo đèn mỏ đi tra hạt, xạ lúa, lật đất trồng sắn dây. Bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu tiền phân tiền giống không còn lại gì khi cơn bão đi qua.

Tôi gọi về cho người cậu, trong tiếng được tiếng mất vì sóng yếu, cậu nói nhà nào có mái tôn chống nóng đều bị gió lật, trồng trọt có năm này năm khác, có ít thì tiêu ít, còn người là còn của. Vụ chuối năm nay thất thu, vài hôm nữa cậu thuê xe cuốc lật đất trồng bắp cải, rau vụ đông để gỡ gạc. Những cây chuối mẹ dù đổ gục vẫn chở che cho những cây chuối con để làm giống cho những vụ sau, những ruộng lúa hư hại vẫn vớt vát được ít rạ rơm để phủ mặt luống trồng hành tỏi.

Sự bình thản của một người nông dân như cậu tôi khiến tôi vừa xúc động vừa an lòng. Cậu đã gần 60 tuổi hẳn đã đi qua rất nhiều bão gió đời người. Tôi nhớ những mùa lũ đi qua, cánh đồng khu khuyến nông làng tôi lại được bồi thêm một lớp phù sa đỏ óng. Đất ấy trồng đậu tốt tươi, trồng lúa trĩu bông, trồng dâu xanh mướt. Tôi biết từ cánh đồng tan tác hôm nay màu xanh sẽ trở lại, lại nô nức những vụ chiêm, vụ mùa, vụ đông. Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn.

Hoàng Hiền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Cùng con tự tin bứt phá ở trung học

    Cùng con tự tin bứt phá ở trung học

    15-09-2024 14:14

    Theo nhận xét của nhiều giáo viên có kinh nghiệm, trung học mới là giai đoạn điển hình của câu nói “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba… học trò”.

  • “Sao lâu quá bây chưa về thăm vú?”

    “Sao lâu quá bây chưa về thăm vú?”

    15-09-2024 06:56

    “Sao lâu quá bây chưa về thăm vú?” - câu hỏi ấy vẫn cồn cào lòng chị 2 lượt đi - về…

  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.