Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ bị can trong vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh

12/07/2018 - 19:48

PNO - Trong giai đoạn chờ giám định thiệt hại cầu Ghềnh, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ hai bị can Phan Thế Thương và Trần Văn Giang.

Ngày 12/7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh, tạm đình chỉ điều tra đối với các bị can để chờ kết quả giám định thiệt hại cầu Ghềnh.

Tam dinh chi dieu tra, dinh chi bi can trong vu sa lan tong sap cau Ghenh
Hai bị cáo Phan Thế Thượng và Trần Văn Giang tại phiên tòa cuối tháng 3/2018

Hai bị can trong vụ án là Phan Thế Thượng (63 tuổi, ngụ Đồng Nai, chủ sà lan) và Trần Văn Giang (36 tuổi, ngụ Sóc Trăng) bị khởi tố về hành vi "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy" và "Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy".

Trước đó, tại phiên tòa cuối tháng 3/2018, luật sư Trần Hải Đức, người bào chữa cho bị cáo Phan Thế Thượng cho rằng cơ quan định giá tài sản đã không ra thực địa hiện trường mà dựa vào hồ sơ của đơn vị bị hại. Do vậy không thể biết được vật thể hư hỏng và không nắm được giá trị thị trường. Cùng với đó, Cục quản lý giá khẳng việc định giá tài sản cầu Ghềnh bị sập không đúng pháp luật.

HĐXX nhận định các tình tiết chưa được làm rõ về mức định giá tài sản nên tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ bổ sung. HĐXX cũng tuyên thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với 2 bị cáo từ tạm giam sang cho tại ngoại điều tra.

Tam dinh chi dieu tra, dinh chi bi can trong vu sa lan tong sap cau Ghenh
Hiện trường cầu Ghềnh bị sà lan tông sập vào tháng 3/2016

Theo bản kết luận định giá tài sản số 1465/STC-HDDGTSTTHS ngày 12/4/2016 của hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, cầu Ghềnh bị thiệt hại do vụ tai nạn trên hơn 21 tỷ đồng.

Tổng thiệt hại của ngành đường sắt do vụ việc gây ra tính đến ngày 22/3/2016 là gần 85 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại trực tiếp do ách tắc giao thông đường sắt là hơn 49 tỷ đồng và chi phí gián tiếp để khắc phục và giải quyết giao thông hơn 35,5 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, ông Thượng là chủ tàu kéo và biết rõ phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nhưng vẫn giao cho Giang sử dụng dù anh này không có bằng thuyền trưởng.

Sáng 19/3/2016, Giang chạy tàu trên và đẩy theo sà lan chở cát cát từ sông Cổ Chiên ở Trà Vinh lên Đồng Nai. Lúc này, trên tàu không bố trí đủ thuyền viên theo quy định.

Đến 11h30 ngày 20/3/2016, Giang dùng tàu kéo để đẩy sà lan cát qua cầu Ghềnh (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) thì sà lan va vào trụ số 2 khiến cầu Ghềnh bị sập. Tổng thiệt hại tài sản trong vụ này lên đến gần 21,8 tỷ đồng.

Thu Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI