Tai tiếng giáo dục từ những trò gian lận xấu xí

20/07/2018 - 09:12

PNO - Gian lận thi cử là một trong những ung nhọt của ngành giáo dục toàn thế giới. Áp lực thi cử càng tăng bao nhiêu thì các chiêu thức ngày càng tinh vi bấy nhiêu.

Đi tù vì gian lận thi cử

Truyền thông Senegal đã tuyên có tội có 42 cá nhân bao gồm hiệu trưởng, giáo viên cùng học sinh liên quan đến vụ bê bối gian lận thi cử cuối cấp bậc học phổ thông bị phanh phui tháng 7/2017 ngay tại thủ đô Dakar.

Bài thi môn tiếng Pháp và môn lịch sử-địa lý đã bị hủy sau khi vụ gian lận trở thành chủ đề bàn tán ầm ĩ trên mạng xã hội. Đây là một trong những vụ bê bối thi cử chấn động nhất tại Senegal. 

Hiệu trưởng tại trường học này đã bị tuyên năm năm tù và bị phạt gần 800 USD. Một giáo viên trong cố 42 bị cáo đã bị tuyên hai năm tù, nộp khoản tiền phạt 30.000 USD vì trực tiếp nhận tiền móc nối từ các bên. Các cá nhân còn lại lãnh án tù từ hai tháng đến một năm.

Các chuyên gia giáo dục ở Senegal cho rằng vụ bê bối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngành giáo dục của nước này. Vụ việc khiến nhiều phụ huynh mất niềm tin vào hệ thống giáo dục và buộc họ phải chuyển cho con sang học trường tư.

Tai tieng giao duc tu nhung tro gian lan xau xi
Kiểm tra an ninh thí sinh tại kỳ thi gaokao ở Trung Quốc.

Còn tại Trung Quốc, từ tháng 11/2015, gian lận thi cử bị khép và tội hình sự. Đây là cơ sở sở pháp lý xử lý những vụ việc gian lận liên quan đến các kỳ thi quan trọng tại quốc gia này. 

Trước đó, Trung Quốc chưa có căn cứ pháp luật để xử phạt đúng tội. Quan trọng và gây căng thẳng nhất chính là kỳ thi đại học, còn được gọi là kỳ thi gaokao.

Theo luật, bất cứ ai có hành vi gian lận hoặc hỗ trợ gian lận thi cử (với nhiều hình thức như hối lộ, làm lộ đề thi, sửa điểm, thi hộ…) sẽ chịu án hình sự và có thể chịu mức án tù cao nhất là bảy năm.

Tháng 11/2016, truyền thông Trung Quốc đưa tin, sáu giáo viên ở tỉnh Liêu Ninh tham gia đường dây hỗ trợ thí sinh kỳ thi gaokao bị phạt từ 24-26 tháng tù. Những giáo viên này tìm được “khách hàng” là 20 học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi gaokao, và họ thương lượng sẽ hướng dẫn các em làm bài thi thông qua thiết bị điện tử tinh vi có ở khu vực thi. Không may, cảnh sát phát hiện và âm mưu bị bại lộ.

Tai tieng giao duc tu nhung tro gian lan xau xi
Một trong những thiết bị gian lận công nghệ cao bị phát hiện ở Trung Quốc.

Băng đảng gian lận hoành hành mùa thi cử Ấn Độ

Ở Ấn Độ, gian lận thi cử ngày càng quy mô, có tổ chức và tinh vi. Cứ đến các mùa thi cao điểm trong năm, những băng đảng gian lận lại xôn xao đường dây tiến hành những cuộc đổi chác điểm số và tiền bạc.

Câu chuyện cậu bé Raghav có thể được xem là một trong những câu chuyện điển hình gian lận thi cử ở Ấn Độ. Đang giờ thi ở một trường tại Delhi, cậu bé xin đi vệ sinh. Raghav tranh thủ chụp ảnh tờ đề rồi bí mật chuyển hình ảnh qua số điện thoại được thỏa thuận trước. Vài phút sau, màn hình hiện đáp án.  

Mẹ Raghav, chị Sunita không cho rằng đó là hành vi gian lận, dù chị xác nhận trả số tiền 200 USD cho một lần "giải đề" như thế. Chị gọi đó là tìm con đường tươi sáng, là một cuộc đổi chác chứ chẳng phải là gian lận, vì có cả một hệ thống chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ này.

Tai tieng giao duc tu nhung tro gian lan xau xi
Với nhiều phụ huynh Ấn Độ, gian lận chỉ là cuộc đổi chác bình thường và "không dại gì không làm".

Kỳ thi cuối bậc học phổ thông của Ấn Độ thường diễn ra vào tháng Ba hàng năm với hàng chục triệu thí sinh. Đây là cuộc thi cam go để giành tấm vé vào đại học. Kirath Kaul (15 tuổi, sống ở Delhi) cho biết, căng thẳng chuẩn bị cho kỳ thi chẳng khác nào hình thức tra tấn tinh thần. Em cắm cúi học từ ngày này qua ngày khác, có đêm thức trắng nhưng vẫn không yên tâm.

Bang Bihar là một trong những bang nghèo nhất Ấn Độ nhưng cũng là bang mà gian lận thi cử tai tiếng nhất, vì thái độ quá coi thường sự nghiêm túc của các kỳ thi. 

Năm ngoái, thí sinh đạt điểm cao nhất một môn trong kỳ thi cuối cấp hóa ra là một người đàn ông 42 tuổi được nhờ thi hộ. Trả lời phỏng vấn trên truyền hình năm 2016, một học sinh đạt điểm cao nhất ngành thi nghệ thuật cùng năm nói rằng môn khoa học chính trị là môn nghiên cứu về… các món ăn?!

Tai tieng giao duc tu nhung tro gian lan xau xi
Hình ảnh xấu xí của phụ huynh Ấn Độ trèo vào phòng thi nhắc bài cho con, xuất hiện trên truyền thông thế giới.

Năm 2015, bang Bihar khiến cả thế giới “choáng váng” với đoạn clip quay phụ huynh thi nhau trèo lên các cửa sổ của một tòa nhà để quăng “phao” cho con bên trong phòng thi.

Đó là những dấu hiệu rõ nhất của sự đổ vỡ của cả một hệ thống giáo dục.

Thiên Anh (Theo Today, China Daily, Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI