Tại sao nghệ sĩ phải đội mũ, mang kính râm lên sân khấu?

01/07/2015 - 08:32

PNO - PN - Tôi thường xem những chương trình ca nhạc trên truyền hình và tôi có một thắc mắc là không hiểu tại sao các ca sĩ, nhạc sĩ cứ phải… đội nón, mang kính râm lên sân khấu?

edf40wrjww2tblPage:Content

Một điều rất bất lịch sự và thiếu tôn trọng khán giả. Theo quy tắc giao tiếp, khi bạn bước vào nhà ai, việc đầu tiên là phải bỏ nón xuống khỏi đầu bởi đó là phép lịch thiệp tối thiểu. Không một người văn minh nào lại mang kính râm (trừ khi bạn bị đau mắt) để nói chuyện với người đối diện, bởi sẽ khiến người khác… chẳng biết nhìn vào đâu để đối thoại. Nhất là chả ai đội mũ, đeo kính râm vào ban đêm cả vì điều đó khá kệch cỡm và không cần thiết. Vậy mà nghệ sĩ xứ ta thì cứ thích làm những điều trái khoáy.

Các nam nghệ sĩ, điển hình là Tuấn Hưng, nhóm MTV, Trần Tâm, Long Halo, Hoàng Touliver… cứ thích mang kính râm lên sân khấu vào buổi tối.

Người ta thường nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, là thứ để con người giao tiếp với đồng loại. Ở trường hợp này, nghệ sĩ đã tự tách mình khỏi sự giao lưu với khán giả. Một dạo chương trình Hòa âm ánh sáng gây xôn xao giới trẻ trên sóng truyền hình; không bàn về âm nhạc nhưng một người trung niên như tôi chẳng hiểu vì sao những nghệ sĩ trẻ đó ai cũng cứ phải “che chắn” bằng mũ, kính râm tối thui trước người xem. Phải chăng họ sợ… khán giả nhìn vào mắt mình?

Tai sao nghe si phai doi mu, mang kinh ram len san khau?

Gần đây, tôi thấy ca sĩ Trần Thu Hà cứ lăng xê mốt đội mũ lưỡi trai khi xuất hiện (ảnh). Trong một chương trình, cô diện chiếc áo dây nhợ kiểu cách, cầu kỳ, giày cao gót nhưng lại đội mũ sùm sụp chẳng liên quan tẹo nào. Bàn về thời trang thì chẳng những không đẹp mà còn lạc quẻ, vô duyên. Lần khác, có lẽ để đồng điệu hơn với mẫu nón đó mà cô chơi luôn cả mốt quần cụt, áo thun ba lỗ để ngồi làm giám khảo một cuộc thi.

Chúng ta thường thấy nghệ sĩ quốc tế đội mũ, đeo dây xích, quấn khăn, đeo kính râm… khi trình diễn, nhưng đó vốn là văn hóa, là cuộc sống đời thường của họ. Họ hát rap, R&B, hip hop… những loại hình âm nhạc cần sự nổi loạn, cá tính trong cách thức trình diễn. Đằng này, các ca sĩ Việt Nam hát rặt pop, ballad mà cứ thích học đòi, làm theo thành ra chẳng ăn nhập gì với âm nhạc của họ. Chẳng những thế, nó còn khiến người xem cảm thấy khó chịu, phản cảm vì không có chút gì hợp với văn hóa xứ mình.

MỸ ÁI (Q.Bình Tân, TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI