Tại sao cô dâu ở Hàn Quốc muốn ly hôn phải xin hỗ trợ?

10/07/2019 - 16:27

PNO - Đa phần các cô dâu Việt nhẫn nhịn chịu đựng, chứ không chịu ly hôn. Một phần do pháp luật nước sở tại không bảo vệ quyền lợi của các cô dâu Việt.

Câu chuyện cô dâu Việt bị gã chồng Hàn Quốc đánh tàn tệ hôm 4/7 khiến dư luận xôn xao và các cơ quan chức năng tại Hàn Quốc phải vào cuộc. Nhiều người cám cảnh, vì sao sau gần 5 năm chịu đựng người chồng vũ phu, thậm chí từng bị bạo hành ngay trên đất Việt, mà nay cô vợ này mới bày tỏ nguyện vọng “muốn ly hôn”  và gửi yêu cầu gửi tới Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cùng các cơ quan chính quyền sở tại hỗ trợ pháp lý để được hỗ trợ về mặt cư trú ổn định sau ly hôn.

Tai sao co dau o Han Quoc muon ly hon phai xin ho tro?
Người chồng vũ phu đã bị cảnh sát bắt

Tại sao phải xin yêu cầu cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc?

Bà Kimsuk, Giám đốc Trung tâm nhân quyền phụ nữ kết hôn di trú tỉnh Jeolla Nam, cho biết: “Trung tâm sẽ hỗ trợ cho cô dâu Việt hồi phục sức khỏe, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, chỗ ở cho hai mẹ con trong quá trình xét xử người chồng, hỗ trợ luật sư khi ra tòa để bảo vệ quyền lợi cho hai người”. Vậy nên cũng chỉ tạm thời hỗ trợ cho hai mẹ con cô trong quá trình xét xử, còn sau đó chưa có câu trả lời cụ thể cho yêu cầu của cô sau ly hôn.

Pháp luật Hàn Quốc có quy định về hôn nhân với người nước ngoài của họ có nhiều điều bất công, phân biệt đối xử. Cụ thể, trong việc phân xử quyền và trách nhiệm nuôi con, hầu hết các trường hợp ly hôn các cô dâu đều bị ép buộc giao con cho nhà chồng, lý do họ là những người không có tài chính, nhà cửa, công việc không ổn định, không quốc tịch.

Ðiều 837 Bộ luật Dân sự Hàn Quốc quy định về trách nhiệm nuôi con sau khi ly hôn sẽ căn cứ vào tình hình tài chính của cha mẹ và các điều kiện khác mà quyết định người nuôi con.

Ðiều 1055 Luật Dân sự của Ðài Loan quy định về nghĩa vụ nuôi con chưa thành niên sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, tình trạng cuộc sống của cha mẹ.

Bên cạnh đó các cô dâu Việt có thể còn bị trục xuất về nước khi người bảo lãnh rút lại giấy xác nhận bảo lãnh theo luật quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc, khi đó thì Bộ Tư pháp sẽ thông báo và yêu cầu người nước ngoài sắp xếp rời khỏi Hàn Quốc.

Nỗi nhớ con, mất việc làm, không có chỗ ở, không nơi nương tựa, không tiền bạc, không một người thân nơi đất lạ quê người, bị cảnh sát và nhà chồng săn tìm, gia đình ở quê thì nợ vây tứ phía... những người phụ nữ này đã bị cuộc đời xô đẩy đến tận cùng.

Và không còn con đường nào khác, họ phải chấp nhận cuộc sống chịu đựng hoăc rơi vào vòng lao lý.

Tai sao co dau o Han Quoc muon ly hon phai xin ho tro?
Cô dâu bị chồng đánh gãy xương sườn vẫn tiếp tục phải chăm đứa con 5 tuổi

Cần đấu tranh chỉnh sửa luật để hỗ trợ cô dâu Việt

Trên một số diễn đàn của giới luật, nhiều ý kiến cho rằng, cần đấu tranh về ngoại giao để các cô dâu Việt được bảo vệ nhiều hơn trên đất khách.

Luật cư trú nên sửa đổi theo hướng: khi hộ chiếu các cô dâu còn thời hạn và họ có khai báo nơi tạm trú thì phải cấp lại chứng minh nhân dân, hộ khẩu. Trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải tự mình xác minh, không bắt buộc đương sự cung cấp các văn bản xác nhận tạm trú theo kiểu đánh đố họ như vậy.

Tai sao co dau o Han Quoc muon ly hon phai xin ho tro?
Bộ trưởng Tô Lâm (trái) trong cuộc gặp Thủ tướng Lee Nak-yon hôm 8/7. Hai bên đều có ý kiến liên quan tới vụ việc đáng tiếc về cô dâu Hàn. Ảnh: Yonhap

Ngoài ra, luật và các văn bản dưới luật cũng cần có quy định rõ ràng về việc ly hôn của công dân Việt Nam có yếu tố nước ngoài theo hướng tạo sự thuận lợi. Những trường hợp ly hôn đơn phương dù không có ý kiến của người chồng nước ngoài thì tòa án phải thụ lý và giải quyết.

Trong các trường hợp ghi chú ly hôn, không cần thiết yêu cầu đương sự bổ sung các giấy tờ khác ngoài giấy thuận tình ly hôn hay bản án - quyết định của tòa.

Đinh Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI