Tại sao “cậu nhỏ” không có xương?

04/01/2017 - 07:12

PNO - Không như loài gấu, tinh tinh hay như phần lớn các loài động vật có vú khác, xương của “cậu nhỏ” đã biến mất cách đây hàng triệu năm.

Sư tử đực muốn làm cha phải có khả năng "lâm trận" kiên cường và  mẫu xương trong dương vật đã giúp chúng hoàn thiện sự mệnh đó. Vì  một con sư tử cái có thể giao phối tới 100 lần/ngày, nhưng khả năng thụ thai chỉ đạt 38%.

Những loài linh trưởng hay động vật có vú “kết đôi” với nhau trên ba phút thường có xu hướng xương dương vật dài hơn. Ví dụ, loài tinh tinh chỉ có thể quan hệ trong 7 giây ở một lần giao phối  và có xương dương vật rất nhỏ. Ngược lại, ở những loài khỉ aye-aye ở Madagasca hay loài vượn cáo về đêm sẽ giao hợp với nhau suốt một giờ trong mỗi cuộc yêu nên chúng có mẫu xương nhỏ trong dương vật dài hơn.

Các nhà khoa học nhận thấy, những động vật sinh sản theo mùa hoặc giao phối kiểu đa thê thì sẽ có xương dương vật dài hơn.

Tai sao “cau nho” khong co xuong?
Mẫu xương trong dương vật ở những loài có vú khác nhau

Ở người, quá trình quan hệ thường có xu hướng dưới hai phút, đây là điều không mong đợi nhưng dương vật cũng không có xương. Lý giải điều này, một nghiên cứu mới nhất của trường University College London (Anh) cho biết, nguyên nhân dương vật của con người không có xương vì nhu cầu quan hệ tình dục ở loài người không kéo dài như những loài khác.

Con người cũng không có quan hệ bầy đàn như ở loài tinh tinh. Chuyện quan hệ đa thê ở con người diễn ra không phổ biến, nên không đủ cần thiết để “lưu truyền” xương dương vật cho con người ngày nay.

Một nguyên nhân khác khiến cho con người không còn tồn tại mẫu xương trong dương vật vì sự “kết đôi” diễn ra xuyên suốt trong năm, chứ không theo mùa và không phải cạnh tranh “đối thủ” như những loài khác.

Lê Nam (Theo Independent)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI