Tại sao bóng đập trúng ngực dễ tử vong?

29/03/2018 - 09:00

PNO - Trong trận đấu giữa Marsonia và Pozaga Slavonija tại giải hạng ba Croatia hôm 24/3, một tiền đạo Croatia đã gục xuống sân cỏ, rơi vào trạng thái bất tỉnh rồi tử vong sau khi bị bóng đập vào ngực.

Các vận động viên bóng đá thường xuyên gặp phải những pha chấn thương do tranh chấp bóng; nhưng hầu hết các trường hợp, họ đều đứng dậy và tiếp tục chơi. Tuy nhiên, một cú đập vào nơi trọng yếu, vào đúng thời điểm nguy hiểm có thể gây tử vong.

 

Những tình huống như cầu thủ từ đội Marsonia là rất hiếm, nhưng chúng diễn ra đột ngột và thường kết thúc trong bi kịch.

Chấn thương ở ngực gây chết người được gọi là commotio cordis, và nó xảy ra khi một lực mạnh tác động vào giữa ngực trong một phần cụ thể của chu kỳ tim.

Tai sao bong dap trung nguc de tu vong?
Cầu thủ Bruno Boban tử vong ít phút sau khi bị đối thủ sút bóng vào ngực ở cự ly gần.

Y khoa thế giới mô tả Commotio cordis lần đầu tiên vào đầu năm 1763, nhưng phải đến năm 1932, vấn đề này mới được xem xét có hệ thống.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí The New England Journal of Medicine, các tác giả ghi nhận rằng việc nạn nhân bị đập trúng ngực, vào khoảnh khắc trái tim của họ đang trong trạng thái thư giãn, có thể gây đột tử.

Tai sao bong dap trung nguc de tu vong?
Ba vị trí nguy hiểm nhất ở ngực khi chịu lực va đập vì gắn liền với chu kỳ hoạt động của tim.

Tác động làm cho tim trở nên loạn nhịp, và cách duy nhất để ngăn chặn bi kịch là sử dụng máy khử rung tim và hồi sức tim phổi CPR. Nếu không cấp cứu đúng cách và nhanh chóng, nạn nhân thường tử vong trong vòng vài phút.

Tại Mỹ, commotio cordis xuất hiện từ 15 đến 20 lần một năm, và chưa đến 30% số nạn nhân sống sót sau cơn nguy kịch.

Bởi tình trạng này cần được điều trị ngay lập tức, nhiều trường học và tổ chức thể thao thường đặt máy khử rung tim tự động AED càng gần sân thi đấu càng tốt. Những thiết bị này có thiết kế đặc biệt, để những người không có chuyên môn vẫn dễ dàng sử dụng.

Tai sao bong dap trung nguc de tu vong?
Nghiên cứu trên tạp chí JAMA cho thấy tỷ lệ tử vong do Commotio cordis cực kỳ cao, đặc biệt trong lứa tuổi 16-18.

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị là khi khử rung nhanh bằng dòng điện tức thời, giúp trái tim sẽ khởi động lại theo nhịp đập bình thường. Tuy vậy, hồi sức bằng khử rung tim chỉ có hiệu quả trong 15% trường hợp.

Hồi sức trong vòng 3 phút đạt tỷ lệ sống sót là 25%. Con số này giảm xuống còn 3% nếu công tác hồi sức chậm hơn 3 phút.

Các biện pháp phòng ngừa thường thấy giúp giảm  giảm bệnh suất và tỷ lệ tử vong của commotio cordis là sử dụng loại bóng mềm, an toàn và lắp đặt các máy khử rung tim tại các địa điểm thể thao.

Ngoài ra, ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên, phụ huynh có thể cho con em mình mặc thêm tấm bảo vệ ngực trước trận đấu.

Tai sao bong dap trung nguc de tu vong?
Commotio cordis có thể xảy ra ở nhiều môn thể thao như bóng đá, bóng chày, bóng mềm, hockey,... Vì thế phụ huynh và đội ngũ y tế cần tìm hiểu đầy đủ phương pháp sơ cấp cứu dể gia tăng tỷ lệ sống sót cho nạn nhân.

Nâng cao nhận thức về hiện tượng này là điều cần thiết, đặc biệt giữa những người có thể cung cấp sự hỗ trợ tức thì, chẳng hạn như cha mẹ, huấn luyện viên, cán bộ quản lý và nhân viên y tế.

Tấn Vĩ (Theo NCBI, NY Times, Al.com)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI