Tái hiện nghi lễ dựng nêu dưới thời nhà Nguyễn ở Đại Nội Huế

22/01/2025 - 12:21

PNO - Sáng 22/1 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Đại Nội Huế.

Lễ dựng nêu (hay còn gọi là lễ Thướng Tiêu), ra đời theo phong tục cung đình ngày xưa của triều đình nhà Nguyễn vào mỗi dịp Tết Nguyên đán
Lễ dựng nêu (hay còn gọi là lễ Thướng Tiêu), là phong tục cung đình ngày xưa của triều đình nhà Nguyễn vào mỗi dịp tết Nguyên đán

Ngày nay, nghi lễ này được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện thường niên vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Ngày nay, nghi lễ này được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện thường niên vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng xuân phục vụ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng xuân phục vụ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Trong đời sống cung đình xưa, lễ dựng nêu như để báo hiệu ngày tết đã tới. Chữ Tiêu trong Thướng tiêu có nghĩa là “ngọn cây” nơi cao nhất dễ nhìn thấy.
Trong đời sống cung đình xưa, lễ dựng nêu như để báo hiệu ngày tết đã tới. Chữ Tiêu trong Thướng Tiêu có nghĩa là “ngọn cây” nơi cao nhất dễ nhìn thấy.
Trước ngày Tết, triều đình làm lễ Thướng tiêu tức lễ “lên nêu” để đánh dấu cho biết ngày Tết đã tới
Trước ngày tết, triều đình làm lễ Thướng Tiêu tức lễ “lên nêu” để đánh dấu cho biết ngày tết đã tới
Mục đích ban đầu để mừng ngày Tết, rồi sau đó cúng những Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu, ngoài ra còn để trừ tà ma gây hại.
Mục đích ban đầu để mừng ngày tết, rồi sau đó cúng những thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu, ngoài ra còn để trừ tà ma gây hại.

Cây niêu được đội lính lệ đưa vào Thế Miếu để chuẩn bị nghi lễ Thướng tiêu
Cây nêu được đội lính lệ đưa vào Thế Miếu để chuẩn bị nghi lễ Thướng Tiêu

Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng làm ăn thuận lợi.
Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng làm ăn thuận lợi.

Cây nêu là cây tre già dài gần 20 mét; sau phần lễ, 10 lính vác nêu tiến hành dựng nêu. Ngay sau khi tổ chức tại Triệu Tổ Miếu, lễ dựng nêu tiếp tục được tổ chức tại khu vực Thế Tổ Miếu với các nghi tiết tương tự.
Cây nêu là cây tre già dài gần 20m; sau phần lễ, 10 lính vác nêu tiến hành dựng nêu. Ngay sau khi tổ chức tại Triệu Tổ Miếu, lễ dựng nêu tiếp tục được tổ chức tại khu vực Thế Tổ Miếu với các nghi tiết tương tự.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, thường vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, đúng vào ngày đưa ông Táo như đánh dấu mốc cho việc tạm ngừng các công việc trong năm để đón tết.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, thường vào ngày 23 tháng Chạp, đúng vào ngày đưa ông Táo chầu trời như đánh dấu mốc cho việc tạm ngừng các công việc trong năm để đón tết.
Lễ dựng nêu tại Hoàng cung Huế đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện theo một cách thức mới trên cơ sở nghiên cứu và dàn dựng thích nghi trên chất liệu truyền thống vào vào sáng 23 tháng Chạp hàng năm. Trên cơ sở chất liệu cung đình, tác giả đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về dựng nêu trong chốn hoàng cung, nhằm tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn, đồng thời tạo ra không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán.
Lễ dựng nêu tại Hoàng cung Huế đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện theo một cách thức mới trên cơ sở nghiên cứu và dàn dựng thích nghi trên chất liệu truyền thống vào vào sáng 23 tháng Chạp hàng năm. Trên cơ sở chất liệu cung đình, tác giả đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về dựng nêu trong chốn hoàng cung, nhằm tạo nên một sinh hoạt có điểm nhấn, đồng thời tạo ra không khí vui tươi vào dịp mở đầu tết Nguyên đán.

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=