Tái hiện lễ lên ngôi, đại phá quân Thanh của hoàng đế Quang Trung

06/01/2024 - 23:41

PNO - Tối 6/1, tại Khu vực tượng đài Hoàng đế Quang Trung - Núi Bân, UBND Huế trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 235 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.

Tối 6/1 tại khu vực tượng đài Hoàng đế Quang Trung - Núi Bân lịch sử UBND Huế trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 235 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (nhằm 25/11 năm Mậu Thân 1788).
Lễ tái hiện được chia làm 4 phần: Hội binh, Lên ngôi, Xuất binh đánh trận, Khúc khải hoàn.
cách đây đúng 235 năm), tại nơi đây - núi Bân lịch sử, danh tướng thiên tài Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc - một cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như một sáng tạo đặc sắc của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Quang Trung.
Cách đây 235 năm, tại di tích núi Bân lịch sử, danh tướng Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc.
Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt; đêm 30 Tết - Xuân Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch. Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/01/1789), đại quân Tây Sơn mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng Kinh thành Thăng Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
Đêm 30 tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch. Đến mờ sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu (30/1/1789), đại quân Tây Sơn mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng Kinh thành Thăng Long, đánh tan quân Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia.
. Sau thắng lợi lịch sử này, suốt hơn 10 năm sau đó (1789-1801) Phú Xuân là kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt thời Tây Sơn và là trung tâm chính trị, là nơi hội tụ nhân tài, vật lực và tinh hoa của cả đất nước; những dấu ấn lịch sử về một Vương triều đã có công phục hưng tư thế hiên ngang của quốc gia Đại Việt, với niềm kiêu hãnh “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” vẫn còn âm vang và tồn tại mãi trên đất Phú Xuân - Thuận Hóa xưa, Thừa Thiên Huế ngày nay; trong đó có di tích lịch sử núi Bân, phường An Tây, TP Huế đã được Chính phủ công nhận di tích cấp quốc gia.
Sau thắng lợi lịch sử này, suốt hơn 10 năm sau đó (1789 - 1801) Phú Xuân là kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt thời Tây Sơn và là trung tâm chính trị, là nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Niềm kiêu hãnh “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” vẫn còn âm vang và tồn tại mãi trên đất Phú Xuân - Thuận Hóa xưa, Thừa Thiên Huế ngày nay. Trong đó di tích lịch sử núi Bân (phường An Tây, TP Huế) đã được Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

 

Chương trình nghệ thuật tái hiện Lễ đăng quang - kỷ niệm ngày Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức quy mô với lực lượng diễn viên hùng hậu kết hợp hiệu ứng âm thanh, khói lửa đặc sắc nhằm tái hiện buổi lễ có nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng tôn kính, tri ân đối với công lao hiển hách của vương triều Quang Trung
Chương trình nghệ thuật tái hiện lễ đăng quang, kỷ niệm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức để thể hiện lòng tôn kính, tri ân công lao hiển hách của Vua Quang Trung.

 

khơi dậy niềm tự hào, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, địa linh văn hóa, hấp dẫn trên bản đồ du lịch của Việt Nam và TP. Huế
Đồng thời khơi dậy niềm tự hào, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. 
Đã 235 năm trôi qua, hôm nay lời nói của Hoàng đế Quang Trung được nhắc lại: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Đã 235 năm trôi qua, hôm nay lời nói của Hoàng đế Quang Trung được nhắc lại: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

 

Tái hiện cảnh đánh trận diễn ra tại tầng 1 và khu vực bức phù điêu phía sau tượng đài bằng đại bác, kiếm, giáo, bảng đỡ bằng rơm… hiệu ứng âm thanh, màn hình, khói lửa diễn ra tại đây.
Hoạt cảnh tái hiện cảnh đánh trận diễn ra tại tầng 1 và khu vực bức phù điêu phía sau tượng đài bằng đại bác, kiếm, giáo, bảng đỡ bằng rơm…
Phần cuối của hoạt cảnh là chương trình ca khúc khải hoàn Các đạo quân sắp theo hình khối hai bên. Không gian ở giữa sẽ biểu diễn chào mừng Vua Quang Trung chiến thắng trở về.
Phần cuối của hoạt cảnh là chương trình ca khúc khải hoàn. Các đạo quân sắp theo hình khối hai bên. Không gian ở giữa sẽ biểu diễn chào mừng Vua Quang Trung chiến thắng trở về.

 

Kết thúc chương trình Vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh hòa chung không khí mừng chiến thắng với các tiết mục  Múa lân, rồng n Quyền Bình Định, Đao Kinh Vạn An; Múa cành đào
Kết thúc chương trình là cảnh Vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh hòa chung không khí mừng chiến thắng. Sự kiện được tái hiện với các tiết mục như múa lân, rồng, quyền Bình Định, Đao Kinh Vạn An, múa cành đào diễn ra trên nền sân khấu, ánh sáng bài trí rất đẹp mắt.

 

Trong tối 6/1 trước lúc chương trình diễn ra lãnh đao tỉnh và TP Huế đã thắp nhang tri ân anh hùng áo vải cờ đào, hoàng đế Quang Trung- Nguyễn Huệ tại di tích núi Bân TP Huế
Trong tối 6/1, trước lúc chương trình diễn ra, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Huế thắp nhang tri ân Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ tại di tích núi Bân.

Thuận Hóa - Đình Hoàng

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=