Tái hiện Lễ Ban Sóc dưới thời nhà Nguyễn

01/01/2023 - 12:36

PNO - Sáng 1/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn (lễ phát lịch) ngay trước Ngọ Môn, phục vụ du khách tham quan.

 

Lễ ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm Âm lịch.
Lễ Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm (âm lịch).
Lễ Ban Sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám
Lễ Ban Sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của 2 viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám.
Sau hơn 180 năm lễ Ban Sóc ngày ấy đã được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những trình thức, nghi tiết thuở xưa.
Sau hơn 180 năm, Lễ Ban Sóc ngày ấy tiếp tục được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa, với những trình thức, nghi tiết thuở xưa.
Lễ Ban sóc được tổ chức ở sân điện Thái Hòa, nhưng đến năm Tân Sửu 1841, vua Minh Mạng có chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn.
Lễ Ban Sóc được tổ chức ở sân điện Thái Hòa, nhưng đến năm Tân Sửu 1841, vua Minh Mạng có chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn.
Trong sách “Khâm định Đại nam hội điển sự lệ” có chép, vua Minh Mạng định rằng: “Lễ Ban Sóc có khác với ba tiết lớn. Nay đổi định: từ nay về sau làm lễ Ban Sóc ở trước Ngọ Môn”.
Trong sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” có chép, vua Minh Mạng định rằng: “Lễ Ban Sóc có khác với ba tiết lớn. Nay đổi định: từ nay về sau, làm Lễ Ban Sóc ở trước Ngọ Môn”.
. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt: xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ, xem lịch để biết sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai
Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt: xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ, xem lịch để biết sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.
Vào lễ, viên bộ Lễ (ở trên Ngọ Môn) xướng: Hỏa lệnh; Quan hỏa pháo phất cờ; Lính hỏa pháo mỗi bên bắn 02 phát thần công.
Vào lễ, viên bộ Lễ (ở trên Ngọ Môn) xướng: Hỏa lệnh Quan hỏa pháo phất cờ; Lính hỏa pháo mỗi bên bắn 2 phát thần công.
Tiếp theo là nghi thức Tiến lịch vào Cung Điện, viên Khâm Thiên Giám truyền chỉ (ở trên Ngọ Môn) xướng: Tiến lịch; Đội Tiểu nhạc tầu bài Đăng đàn cung; 05 viên Khâm Thiên Giám ở Long Đình cùng Lính gánh Long đình, 02 Lọng vàng tiến vào cửa giữa Ngọ Môn đi thẳng đến điện Thái Hòa
Tiếp theo là nghi thức Tiến lịch vào Cung Điện. Lúc này viên Khâm Thiên Giám truyền chỉ (ở trên Ngọ Môn) xướng: Tiến lịch sau đó đội Tiểu nhạc tầu bài Đăng đàn cung; 5 viên Khâm Thiên Giám ở Long Đình, lính gánh Long Đình cùng 2 lọng vàng tiến vào cửa giữa Ngọ Môn, đi thẳng đến điện Thái Hòa.
Sau khi nghi thức Tiến Lịch vào cung xong, nghi thức Ban lịch ở Ngọ Môn tiếp tục'....
Sau khi nghi thức Tiến Lịch vào cung xong, nghi thức Ban lịch ở Ngọ Môn được tiếp tục.
lịch được phát cho các quan ở Kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong cộng đồng để dân chúng sử dụng
Sau đó lịch được phát cho các quan ở Kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong cộng đồng để dân chúng sử dụng.
Tái hiện lễ Ban Sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa và là dịp để du khách cùng người dân Huế cùng trải nghiệm với di sản cố đô Huế.
Tái hiện Lễ Ban Sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa, cũng là dịp để du khách và người dân Huế cùng trải nghiệm di sản cố đô Huế.
lễ Ban Sóc vẫn được tái hiện tại Ngọ Môn vào ngày 01.01, mở đầu cho một năm mới với những ước vọng nhân văn cùng những giá trị tinh thần thuở trước, trên hết là sức sống của mùa xuân với những cộng hưởng từ di sản…
Lễ Ban Sóc vẫn được tái hiện tại Ngọ Môn vào ngày 1/1 mở đầu một năm mới, với những ước vọng nhân văn, cùng những giá trị tinh thần thuở trước, trên hết là sức sống của mùa xuân với những cộng hưởng từ di sản…
Tặng quà cho những du khách đầu tiên đến tham quan di sản Huế
Tặng quà cho những du khách đầu tiên đến tham quan di sản Huế
Dịp này UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình công bố Festival Huế 2023. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, Festival Huế 2023 với chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ có hơn 50 hoạt động chính và gần 100 hoạt động hưởng ứng diễn ra liên tục trong năm theo định hướng bốn mùa: “Xuân Cố đô”; mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng”; “Huế vào thu”; “Mùa Đông xứ Huế” do các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế thực hiện, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa vùng miền, quốc gia nhằm giao lưu, hợp tác văn hóa, tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất Cố đô văn hiến với 7 di sản được UNESCO vinh danh.
Dịp này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng công bố chương trình Festival Huế 2023. Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết Festival Huế 2023 chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ có hơn 50 hoạt động chính và gần 100 hoạt động hưởng ứng diễn ra liên tục trong năm theo định hướng 4 mùa. Đó là: “Xuân Cố đô”; mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng”; “Huế vào thu”; “Mùa Đông xứ Huế”, do các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế thực hiện, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa vùng miền, quốc gia. Các hoạt động nhằm giao lưu, hợp tác văn hóa, tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất Cố đô văn hiến, với 7 di sản được UNESCO vinh danh.

Thuận Hóa 

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=