Tái hiện cuộc tình đẹp giữa công chúa Việt và thương gia Nhật ở Hội An

03/08/2024 - 14:09

PNO - Đám cưới Ngọc Hoa Công chúa và thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro, được tái hiện ở Hội An; một biểu tượng bang giao Việt – Nhật.

Sáng 3/8, trong khuôn khổ lễ hội giao lưu văn hoá Hội An-Nhật Bản, đám cưới Ngọc Hoa Công chúa và thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro được tái hiện.
Sáng 3/8, trong khuôn khổ lễ hội giao lưu văn hoá Hội An - Nhật Bản, đám cưới Ngọc Hoa Công chúa và thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro được tái hiện.
Biểu tượng này đến nay vẫn được nhắc đến qua lễ hội Kunchi, có phục dựng lại mối tình đẹp của Araki Sotaro với Ngọc Hoa, diễn ra từ ngày 7-9/10 hằng năm tại Nagasaki – Nhật Bản.
Biểu tượng này đến nay vẫn được nhắc đến qua lễ hội Kunchi, có phục dựng lại mối tình đẹp của Araki Sotaro với Ngọc Hoa, diễn ra từ ngày 7-9/10 hằng năm tại Nagasaki – Nhật Bản.

Từ năm 2016, Hội An cũng đã phục dựng lại đám cưới trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản.
Từ năm 2016, Hội An cũng đã phục dựng lại đám cưới trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản.

Hiện nay ở Hội An có con đường mang tên Công nữ Ngọc Hoa, từ điểm đầu là kênh Chùa Cầu đến ngã ba Hùng Vương - Trần Hưng Đạo. Đây cũng là con đường đầu tiên Quảng Nam dùng tên một nhân vật lịch sử gắn liền với mối bang giao Việt Nam - Nhật Bản để đặt tên đường tại phố cổ Hội An.
Hiện nay ở Hội An có con đường mang tên Công nữ Ngọc Hoa, từ điểm đầu là kênh Chùa Cầu đến ngã ba Hùng Vương - Trần Hưng Đạo. Đây cũng là con đường đầu tiên Quảng Nam dùng tên một nhân vật lịch sử gắn liền với mối bang giao Việt Nam - Nhật Bản để đặt tên đường tại phố cổ Hội An.

Công chúa Ngọc Hoa là một người con gái đẹp, là con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Bà được mọi người chào đón vì vẻ xinh đẹp kiều diễm, tính tình hiền hòa dễ thương.
Công chúa Ngọc Hoa xinh đẹp là con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Bà được mọi người chào đón vì vẻ đẹp kiều diễm, tính tình hiền lành dễ thương.

Tên của bà được đặt theo tiếng Nhật là Wukaku (Vương Gia Cửu) nhưng do bà thường gọi chồng bằng tiếng Việt “anh ơi, anh ơi” nên người Nhật đã gọi bà bằng tên thân mật là Anio-san, từ “Anio” phát âm giống như câu nói cửa miệng của bà khi gọi chồng. Sau này các cô gái xinh đẹp, dễ thương cũng đều được gọi là Anio-san.
Tên của bà được đặt theo tiếng Nhật là Wukaku (Vương Gia Cửu) nhưng do bà thường gọi chồng bằng tiếng Việt “anh ơi, anh ơi” nên người Nhật đã gọi bà bằng tên thân mật là Anio-san, từ “Anio” phát âm giống như câu nói cửa miệng của bà khi gọi chồng. Sau này các cô gái xinh đẹp, dễ thương cũng đều được gọi là Anio-san.

Về thương nhân Araki Sotaro, trong nhiều thương nhân đến Hội An buôn bán, Araki Sotaro được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có cảm tình và giao cho nhiều trọng trách tại Hội An.
Về thương nhân Araki Sotaro, trong nhiều thương nhân đến Hội An buôn bán, Araki Sotaro được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có cảm tình và giao cho nhiều trọng trách tại Hội An.

Năm 1619, chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái nuôi của mình là công chúa Ngọc Hoa cho nhà lái buôn Nhật Bản tài ba này.
Năm 1619, chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái nuôi của mình là công chúa Ngọc Hoa cho nhà lái buôn Nhật Bản tài ba này.

Một năm sau, ông Araki lại đưa vợ về Nhật Bản định cư ở Nagasaki, sinh được một con gái và cùng gây dựng nên một trung tâm thương mại tại Motoshikhui - Machi ở Nagasaki. Công nữ Ngọc Hoa cũng tham gia giúp chồng quản lý công việc.
Một năm sau, ông Araki lại đưa vợ về Nhật Bản định cư ở Nagasaki, sinh được một con gái và cùng gây dựng nên một trung tâm thương mại tại Motoshikhui - Machi ở Nagasaki. Công nữ Ngọc Hoa cũng tham gia giúp chồng quản lý công việc.

Đám cưới Công nữ Ngọc Hoa mở ra mối quan hệ thông thương, hữu nghị càng thêm bền chặt giữa Nhật Bản và An Nam xưa. Công nữ Ngọc Hoa rất được người dân Nhật Bản yêu mến, kính trọng.
Đám cưới Công nữ Ngọc Hoa mở ra mối quan hệ thông thương, hữu nghị càng thêm bền chặt giữa Nhật Bản và An Nam xưa. Công nữ Ngọc Hoa rất được người dân Nhật Bản yêu mến, kính trọng.

15 năm sau, ông Araki mất, Công chúa Ngọc Hoa vẫn tiếp tục làm công việc sổ sách kế toán ở cơ sở kinh doanh của chồng. Bà cũng đã làm hết sức để hỗ trợ cho các thương nhân tại vùng Nagasaki, chủ yếu ở việc thúc đẩy mối quan hệ buôn bán với triều đình nhà Nguyễn.
15 năm sau, ông Araki mất, Công chúa Ngọc Hoa vẫn tiếp tục làm công việc sổ sách kế toán ở cơ sở kinh doanh của chồng. Bà cũng đã làm hết sức để hỗ trợ cho các thương nhân tại vùng Nagasaki, chủ yếu ở việc thúc đẩy mối quan hệ buôn bán với triều đình nhà Nguyễn.

Vai trò của công nữ Ngọc Hoa quan trọng đến mức sau thời điểm 1645, khi bà mất, việc giao thương buôn bán giữa hai quốc gia đã bị gián đoạn suốt một thời gian rất dài mới được nối lại.
Vai trò của công nữ Ngọc Hoa quan trọng đến mức sau thời điểm 1645, khi bà mất, việc giao thương buôn bán giữa hai quốc gia đã bị gián đoạn suốt một thời gian rất dài mới được nối lại.

Là một người vợ xinh đẹp, thủy chung, có đủ “công, dung, ngôn, hạnh”, lại thường xuyên đứng ra giúp đỡ cho dân bản địa trong việc buôn bán với Việt Nam nên Ngọc Hoa được người dân Nhật yêu quý và ngưỡng mộ.
Là một người vợ xinh đẹp, thủy chung, có đủ “công, dung, ngôn, hạnh”, lại thường xuyên đứng ra giúp đỡ cho dân bản địa trong việc buôn bán với Việt Nam, nên Ngọc Hoa được người dân Nhật yêu quý và ngưỡng mộ.

Hiện nay tại Nagasaki trong nếp sinh hoạt của người dân vẫn mang những nét khác biệt được cho là do ảnh hưởng văn hóa Việt Nam từ công chúa Ngọc Hoa.
Hiện nay, trong nếp sinh hoạt của người dân Nagasaki vẫn mang những nét khác biệt được cho là do ảnh hưởng văn hóa Việt Nam từ công chúa Ngọc Hoa.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI